Search
Thứ 3, 29/08/2017, 16:21 PM

Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”

(Giáo dục) - Phần chung kết của cuộc thì đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17, đã tìm được chủ nhân của vòng nguyệt quế. Cùng với sự thành công của chương trình, chúng ta lại phải một lần nữa đặt ra câu hỏi: Đến khi nào Đường lên đỉnh Olympia không còn là thành công của Australia (Úc)? Bởi 14/16 chủ nhân của vòng nguyệt quế từ khi chương trình bắt đầu đến nay, đã lựa chọn ở lại nước Úc để làm việc và sinh sống, thay vì trở về quê hương. Vậy khi nào nhân tài mới quy tụ về mảnh đất hình chứ S này để tạo nên “hào quang” như Singapore; Nhật Bản…

Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”Olympia có phải là chương trình đào tạo cho nước bạn?

Sáng 27/8, cuộc thi chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2017 tổ chức tại trường quay S14 – Đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội. Bốn thí sinh tranh tài là những người đã xuất sắc và giành ngôi vô địch ở các cuộc thi quý, đó là: Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị), Hà Việt Hoàng (THPT Sóc Sơn, Hà Nội), Phạm Thọ Quốc Long (THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) và Phạm Huy Hoàng (THPT chuyên Hà Nội Amsterdam).

Đúng như kết quả dự đoán, Phan Đăng Nhật Minh đã xuất sắc về nhất với 300 điểm và đoạt vòng nguyệt quế, mang lại niềm hạnh phúc và niềm tự hào cho nhân dân tỉnh Quảng Trị. Về thứ 2 là Phạm Huy Hoàng học sinh của trường PTTH Chuyên Hà Nội – Amsterdam với 240 điểm. Đồng giải ba là 2 thí sinh Hà Việt Hoàng của THPT Sóc Sơn, Hà Nội và Phạm Thọ Quốc Long của trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận.

Tại buổi lễ, các thí sinh đã được nhận hoa và giải thưởng có giá trị từ nhà tài trợ và chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Ngoài ra, sau chương trình các thí sinh đã gặp mặt với lãnh đạo trường Đại học Kỹ thuật Swinburne – Úc, phần thưởng mà các thí sinh đạt được đó chính là Phan Đăng Nhật Minh sẽ được nhận học bổng toàn phần dành cho bậc đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Swinburne. Phạm Huy Hoàng, Á quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 cũng nhận được học bổng bán phần của Swinburne.

Sau phần thi chung kết này, 2 thí sinh đứng ở vị trí thứ nhất và thứ 2 sẽ có sơ hội học tập ở một trong những môi trường giáo dục hàng đầu trên thế giới. Bởi Swinburne là trường nằm trong top 350 trường đại học hàng đầu thế giới (theo Academic Ranking of World Universities) và đứng thứ 61 những trường đại học trẻ trên thế giới (theo bảng xếp hạng Times Higher Education).

Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”

Phan Đăng Nhật Minh sẽ du học trong năm tới và liệu em có về nước sau khi tốt nghiệp?

Như vậy, đây là phần thưởng xứng đáng dành cho các thí sinh, là niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và địa phương nơi các em đang sinh sống, học tập. Nhưng liệu đây có là niềm tự hào cho đất nước chúng ta? Bởi khi tính đế nay, 14/16 thí sinh của đường lên đỉnh Olympia đã lựa chọn ở lại nước Úc – nơi các thí sinh nhận được học bổng toàn phần của trường Đại học Kỹ thuật Swinburne.

Với thông tin này, chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi: Có phải trong 16 năm qua chúng ta đã ngày đêm đi tìm nhân tài cho … nước bạn? Với giá trị học bổng 35.000 USD cho 17 thí sinh trong các năm qua, thì hiện 16 thí sinh đã và đang chuẩn bị kết thúc chương trình du học tại Úc. Riêng Phan Đăng Nhật Minh, sắp tới cũng đã hứa hẹn sẽ trở thành tân sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật Swinburne.

Trong số 15 thí sinh đã đến Úc học tập theo chương trình học bổng toàn phần của Swinburne, thì đã có 10 người ở lại làm việc và sinh sống tại nước ngoài; 3 người đang theo học tại Swinburne là Hoàng Thế Anh (vô địch năm thứ 13), Nguyễn Trọng Nhân (vô địch năm thứ 14) và Văn Viết Đức (vô địch năm thứ 15); Nhà vô địch năm thứ 16 là Hồ Đắc Thanh Chương, cũng đã kết thúc chương trình học hệ THPT và chuẩn bị đi du học trong năm nay.

Còn duy nhất 2 người đã kết thúc chương trình học tập tại Úc, thì lựa chọn trở về Việt Nam làm việc. Đó chính là, Lương Phương Thảo (vô địch năm thứ 3) đang làm việc cho một công ty của Mỹ, tại quận 1, TP HCM. Một số nguồn thông tin cho rằng Hồ Ngọc Hân (vô địch năm thứ 9), sau một thời gian ở Úc đến nay cũng đã trở về.

Như vậy, mặc dù vòng nguyệt quế từ lâu đã trở thành biểu tượng, niềm mơ ước của bao thế hệ học sinh Việt Nam. Nhưng quả thực với của chúng ta hiện nay, đã trở thành chương trình tuyển chọn người giỏi nhất cho nước bạn.

“Chất xám đang chảy thành sông, rồi sẽ ra biển”

Không có gì là lạ khi ở các quốc gia phát triển, số lượng du học sinh Việt Nam ngày càng tăng lên theo các năm. Tại Mỹ, số lượng du học sinh Việt Nam đứng thứ 6, trên bảng xếp hạng trong số các quốc gia có nhiều sinh viên đến Mỹ học tập. Tại Nhật Bản, du học sinh Việt hiện nay đã đứng top 2 về số lượng sinh viên.

Số lượng công dân Việt Nam đang du học tại nước ngoài, theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2016 là khoảng 130.000 người. Nhiều nhất chính là tại Nhật Bản với 38.000 du học sinh; tại Úc 31.000 du học sinh; tại Mỹ là 28.000 du học sinh; ngoài ra còn tập trung ở Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Singapore…

Hằng năm, số người Việt lựa chọn con đường du học ngày càng nhiều, nhưng đi cùng với đó là một bài toán lớn với hàng loạt câu hỏi vì sao: những người tài giỏi không về nước phục vụ cho chính quê hương mình?; do cơ chế chính sách của nhà nước không phù hợp hay do Việt Nam quá nghèo, nên không thể phát huy hết khả năng của những người đang khao khát được cống hiến?

Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”

Phan Đăng Nhật Minh sẽ du học trong năm tới và liệu em có về nước sau khi tốt nghiệp?

Nhắc đến chuyện nhân tài, trước đây có rất nhiều người Việt cũng đã lựa chọn con đường du học, để đến các nước Đông Âu và Liên Xô học tập để mang tri thức về cho quốc gia. Mặc dù họ là những người tri thức nhưng sau đó, thay vì về nước thì họ đã chọn ở lại nước sở tại dù chỉ để làm các công việc bốc vác, làm thuê, con buôn… Cái nghèo trong nước khi đó đứng trước sức hút của vật chất, đồng tiền, của những chiếc ti vi, xe máy, xe đạp… làm cho họ có động lực vươn lên mọi khó khăn… và động lực ở lại.

Sau này, khi chế độ CNXH ở Đông Âu sụp đổ, không chấp nhận những năm tháng sống cực khổ bên xứ người. Nhiều người đã có nguồn vốn tích cóp được khi ở đây hơn 10 năm. Họ tiến hành mang nguồn vốn đó về Việt Nam đầu tư, cùng lúc khi Việt Nam lựa chọn nền thị trường để phát triển. Vì vậy, nhiều người từ đây mà giàu lên, có nhiều người trở thành tỉ phú giàu nhất cả nước. Một phần khác trong số họ cũng đã trở thành tri thức thực thụ.

Câu chuyện trên có phần giống với những gì du học sinh Việt Nam lựa chọn ngày hôm nay. Các bạn trẻ Việt Nam cũng mang trong mình ấp ủ tìm kiếm nguồn tri thức của nhân loại, nhưng cũng một phần mang trong mình nhiệt huyết “đổi đời”, như những người đi trước.

Quay trở lại với vấn đề chính của việc “chảy máu chất xám” ở Việt Nam ngày hôm nay, đã có thống kê cho thấy 70% du học sinh lựa chọn ở lại các nước để sinh sống và làm việc thay vì tốt nghiệp xong về nước. Điều này cho thấy, Việt Nam đang bỏ đi một lượng lớn nhân tài cho đất nước, bởi ở một quốc gia đang phát triển như, nếu không tận dụng và sử dụng hết “nguồn tài nguyên” này, chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào “cái bẫy”của nhóm nước nghèo nàn, lạc hậu.

Để giải quyết cho bài toán này, chúng ta phải giải quyết được việc nếu về Việt Nam thì những du học sinh này có cơ hội phát triển không? Hay là lại “đứng vào hàng ngũ thất nghiệp”, như số cử nhân thất nghiệp có trình độ đại học trở lên ở quý I – 2017 là 139.000 người, gần bằng số du học sinh chúng ta có. Nếu vậy, thì thật buồn cười với chuyện “gỗ tốt chỉ để nhốt con bò”.

Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ Việt Nam gặp rất nhiều vướng mắc. Mặc dù chúng ta có mở các khu công nghệ cao để thu hút người tài về nước làm việc, Chính Phủ khuyến khích chương trình “khởi nghiệp sáng tạo”… nhưng điều này nếu so với các nước các du học sinh lựa chọn du học, bởi một phần của việc “cạnh tranh không công bằng” trong năng lực của một số đối tượng.

Chúng ta không nên dùng các lý lẽ như ở thế giới phẳng hiện nay du học sinh cũng có thể cống hiến cho nước nhà. Không thể dựa vào các đồng tiền ngoại tệ gửi về để đánh giá, bởi nếu có những con người này ở quốc gia này chúng ta sẽ làm được nhiều hơn trăm, ngàn thậm chí triệu lần như thế.

Chuyện “cái ăn, cái mặc” đến nay không còn phải là vấn đề chính của Việt Nam, có lẽ cái chính mà cần phải quan tâm nhất đó là tạo ra động lực phát triển bằng việc đổi mới. Để từ đó có thể kêu gọi được nguồn tri thức trẻ về nước điều hành sự phát triển này. Nếu không Việt Nam mãi chỉ “tiếc ngẩn ngơ” như câu thơ “Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu” của Nguyễn Trãi.


Du học

5 lỗi sai khiến CV xin việc làm của bạn sớm bị loại
Không ít ứng viên rơi vào trường hợp gửi CV xin việc làm đi “khắp muôn nơi” để ứng tuyển...
 
4 đặc điểm của một lá thư xin việc chuyên nghiệp
Thư xin việc là bản mô tả ngắn gọn nhất gửi đến nhà tuyển dụng nhằm bày tỏ mong muốn...
 
Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”
Phần chung kết của cuộc thì đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17, đã tìm được chủ nhân của vòng...
 
Những thiên đường cho du học sinh ở châu Âu
Du học nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời để mở mang đầu óc, học tập những nền văn...

Nuôi dạy con

Lựa chọn người tham chiếu trong CV: 9 điều cần nhớ
Trong quá trình tuyển dụng, người tham chiếu trong CV được xem là nguồn tham khảo tin cậy nhất để...
 
5 lời khuyên về cách viết CV xin việc từ nhà tuyển dụng
Giá trị và ý nghĩa tồn tại của CV là để giúp bạn có được những lịch hẹn phỏng vấn,...
 
Cãi nhau trước mặt con trẻ: Điều tối kỵ cha mẹ chớ làm
Để con cái phát triển toàn diện, người làm bố mẹ cần có những lưu ý nhất định. Trong đó,...
 
Dạy kỹ năng sống: Khi cha mẹ thì ‘cuồng’, các con đâm… cuống
Nhiều người đặt ra được câu hỏi “tại sao trẻ con Tây học ít hơn con nhà ta, mà đến...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.69906 sec| 1895.016 kb