Search
Thứ 6, 18/08/2017, 17:13 PM

Ngành giáo dục “rớt giá” – tương lai nào cho quốc gia?

(Giáo dục) - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng sự thật tới đây “nguyên khí” quốc gia sẽ không còn thịnh nếu chỉ 9 điểm thi đại học mà trở thành người giáo viên đi “xây ước mơ”. Đây không chỉ là câu chuyện “thảm họa” của nền giáo dục, mà chắc chắn sẽ là “nỗi thống khổ” của cả một quốc gia.

Ngành giáo dục “rớt giá” – tương lai nào cho quốc gia?

Thực trạng của nền giáo dục quốc gia

Trước hết nên nói về vấn đề giáo dục, ngành giáo dục nhiều năm qua liên tục ra các chính sách đổi mới, kiện toàn nền giáo dục. Nhưng có lẽ, hiệu quả của vấn đề này gần như không đạt hiệu quả, mà chỉ mang nặng tính hình thức.

Bởi khi tiến hành đổi mới sách giáo khoa không những chưa kịp mới, mà đã cũ; Tưởng việc không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ đạt hiệu quả. Nhưng sự thật thì lại không phải như vậy, điều này càng khiến phụ huynh lo sợ hơn là thoải mãi, vì vậy nhiều ông bố, bà mẹ lại phải nhờ cậy cô giáo giao bài tập, hoặc đi học thêm để con em mình không bị “hổng kiến thức”.

Rồi ngành giáo dục cũng truyền tay nhau bức ảnh “ngàn like”, về một buổi dự giờ nơi mà cả thầy cô tham gia chấm điểm, đánh giá lẫn thầy cô và học sinh thực hiện buổi dự giờ đó được “diễn sâu”. Để có một buổi dự giờ môn học học được “diễn ra thành công tốt đẹp”, thầy cô phải “luyện tập” cùng học sinh mấy buổi. Chứ còn ai nghĩ tới việc những buổi thao giảng, dự giờ là để trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp về nghiệp vụ sư phạm?

Thậm chí, cái nghịch lý và buồn cười nhất trong những buổi thao giảo, dự giờ ở các địa phương kém phát triển đó chính là lần đầu tiên những đứa trẻ được tiếp xúc với các thiết bị trợ giảng. Không phải học địa lý con trẻ cũng được tiếp xúc với quả địa cầu, không phải tiết học là sẽ được xem trận chiến, rồi những đứa trẻ học hóa học khiếm khi được thử nghiệm các phản ứng hóa học …

Tại sao lại như vậy? Điều này không quá khó lý giải, khi các thiết bị trợ giảng của nền giáo dục nước ta có rất ít. Cho nên, dù được cấp theo quy định thì cũng không thể mang vào lớp học để giảng dạy liên tục bởi sẽ mất đi “tính mới”. Điều này ảnh hưởng khi cấp trên về kiểm tra.

Quy chung về một mối thì đây chính là vấn đề áp lực của bất kỳ ai trong môi trường đào tạo, không loại trừ một cấp học nào. Tiểu học, trung học cơ sở thì học sinh lo sợ bài tập về nhà, sợ cái “cốc đầu”, thầy cô thì sợ học sinh của mình “rớt lớp” cuối năm không được nhận danh hiệu “chiến sĩ thi đua”. Vì vậy, đôi khi chúng ta bắt gặp được cái cảnh học sinh tiểu học “không biết chữ” khi lên cấp 2 nhưng lại được “trả về”.

Đến cấp 3 cũng không khá hơn chút nào, học sinh luôn trong tâm lý lo sợ về việc ra trường. Áp lực của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và đại học khiến các em lao đầu vào như “con thiêu thân”. Gia đình muốn con mình vào trường “trọng điểm quốc gia”, nhà trường muốn có thành tích các tỉ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng hằng năm phải năm nay cao hơn năm trước…

Rồi đến đại học, người ta tranh nhau vào các ngành có thể được vào “biên chế”, ngành ra trường có việc làm ngay. Rồi đại học được lựa chọn nhiều đến mức cứ tưởng “phổ cập đại học” mới là yêu cầu chung của Bộ. Hiện này con số cử nhân thất nghiệp tính đến quý I/2017 đã lên tới trên 300.000 người. Quả thực giáo dục đại học hiện nay không những không hiệu quả, mà còn gây ra sự lãnh phí rất lớn.

Thế mới biết, áp lực của ngành giáo dục tự đang trói buộc mình, mọi áp lực cuối cùng đều hướng vào người học sinh, sinh viên. Bởi cái gánh nặng đó không một cơ quan nào dám đứng ra xóa bỏ, Bộ tạo áp lực đến Sở, Sở đẩy gánh nặng xuống Phòng, rồi Phòng cũng chẳng thể ôm nổi phải “ném” cho trường, và trường “dành tất cả tình yêu thương” đó tới học sinh của mình.

Thiết nghĩ tưởng rằng giáo dục là nơi khởi nguồn của phát triển mỗi quốc gia, nhưng việc cứ chạy theo bệnh thành tích và “vòng luẩn quẩn” của những áp lực. Thì chẳng những “con ốc vít” không làm được, mà dù bằng cấp có cao siêu đến mức nào cũng chưa chắc biết viết CV (đơn) xin việc.

Có phải từ nguyên nhân bỏ biên chế khiến ngành sư phạm “ế”?

“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, nhưng có vẻ công cuộc “trồng người” của hệ thống giáo dục nước ta đã quá vội vã. Vội vã đào tạo cử nhân nhưng không làm được việc; vội vã đào tạo phổ cập giáo dục mà quên đi các kỹ năng và đạo đức sống; rồi quá tự hào về những thành tích học tập ở kỳ thi quốc tế, ở nước có nền giáo dục đứng thứ 20 trên toàn thế giới.

Điều đáng buồn nhất, đó chính là giáo dục đang hướng con người ta đến chủ nghĩa thực dụng nhiều hơn. Để rồi 30,5 mới đỗ đại học, để rồi 9 điểm làm sư phạm. Nếu các ngành học khác liên quan đến đào tạo nghề nhận kết quả điểm thi như thế, thì câu chuyện đã không có nhiều chuyện để nói.

Nhưng đây lại là ngành sư phạm của nền giáo dục, nơi khởi nguồn của mọi thế hệ trẻ tương lai. Có ai năm 2020, dám gửi con mình vào lớp khi biết cô giáo đó có điểm tổng 3 môn là 9 tại Cao đăng sư phạm Bắc Ninh? Các sinh viên Cao đẳng sư phạm Lào Cai; Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam; Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu… sau này ra trường có dám đủ lòng “tự trọng” mang hồ sơ đi xin việc?

Những người “gõ đầu trẻ” đó không nhét kiến thức kiểu: Quang Trung và Nguyễn Huệ là 2 anh em chứ?; Ai mà biết được Văn Cao và Nam Cao có bị chính các thầy cô đó nhầm lẫn không?… Dân trí nếu chính là như thế, thì nền dân trí này bao giờ mới tiến được lên, bởi khi đi ngược lại đạo lý “gốc có vững thì cây mới bền”.

Trong khi nền cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, thì ta vẫn loay hoay ở việc tìm giải pháp và lối đi cho nền giáo dục quốc gia. Hoặc lúc đó, giáo dục sẽ phải chịu một “nỗi nhục” lớn từ việc các gia đình tự giáo dục kiến thức cho con em mình, như câu chuyện người đàn ông đã quyết định để 2 con trai dừng học ở trường phổ thông để tự học tại nhà, vì thầy cô không thấy được “khả năng” của con.

Có lẽ, ngành sư phạm năm nay rớt giá cũng một phần từ việc bỏ biên chế ngành giáo dục, chuyển sang cơ chế thị trường. Mọi thứ đều phải theo quy luật cung cầu của thị trường, trong khi đó ở mỗi địa phương đều có cơ sở đào tạo giáo dục sư phạm. Chính vì một phần của việc “thừa thầy – thiếu thợ” mà cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng “níu” lại được cái nghề “tôn sư trọng đạo” này.

Chúng ta không phủ nhận thành tích nổi bật của học sinh Việt Nam ở các đấu trường quốc tế. Cũng không thể không tự hào khi được nằm trong top 20 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chứng tỏ nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển nổi bật, nhất là môn Toán và Khoa học. Nhưng đó chưa thể bao quát hết được thực tế của nền giáo dục nước ta hiện nay.

Chỉ 3 năm để trở thành một người giáo viên nhân dân, khoảng thời gian đó chưa thể nào bù đắp nổi lỗ hổng kiến thức trước khi vào giảng đường sư phạm, chứ chưa thể nói là ra trường có thể đứng lớp. Trong khi đó, chất lượng đào tạo những cử nhân tương lai này còn mập mờ, thì làm sao họ có thể hình thành được hệ tư duy phù hợp với tâm lý và tư duy con trẻ?

Năm 2018, cả nước sẽ thừa giáo viên Tiểu học là khoảng 19.200, THCS là khoảng 18.700 và THPT là khoảng 23.030. Đến năm 2020, con số này tới 41.000 giáo viên cấp Tiểu học; THCS thừa 12.200 giáo viên và 16.900 là số giáo viên THPT sau khi ra trường. Với con số trên, tỉ lệ giáo viên và học sinh bình quân của Việt Nam sẽ tương đương với các nước có nền công nghiệp phát triển.

Phát triển hay không, không thể nhìn vào đánh giá của riêng ngành giáo dục. Nhưng nếu giáo dục không đi đầu, thì không thể tạo “bàn đạp” cho các ngành khác, giáo dục phải là gốc rễ của mọi sự phát triển. Một thế hệ sư phạm tồi, đồng nghĩa với sự suy yếu của cả dân tộc.

Kết lời, xin được nhắc lại những câu nói của Thân Nhân Trung được khắc ở Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442), hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”.


Du học

5 lỗi sai khiến CV xin việc làm của bạn sớm bị loại
Không ít ứng viên rơi vào trường hợp gửi CV xin việc làm đi “khắp muôn nơi” để ứng tuyển...
 
4 đặc điểm của một lá thư xin việc chuyên nghiệp
Thư xin việc là bản mô tả ngắn gọn nhất gửi đến nhà tuyển dụng nhằm bày tỏ mong muốn...
 
Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”
Phần chung kết của cuộc thì đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17, đã tìm được chủ nhân của vòng...
 
Những thiên đường cho du học sinh ở châu Âu
Du học nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời để mở mang đầu óc, học tập những nền văn...

Nuôi dạy con

Lựa chọn người tham chiếu trong CV: 9 điều cần nhớ
Trong quá trình tuyển dụng, người tham chiếu trong CV được xem là nguồn tham khảo tin cậy nhất để...
 
5 lời khuyên về cách viết CV xin việc từ nhà tuyển dụng
Giá trị và ý nghĩa tồn tại của CV là để giúp bạn có được những lịch hẹn phỏng vấn,...
 
Cãi nhau trước mặt con trẻ: Điều tối kỵ cha mẹ chớ làm
Để con cái phát triển toàn diện, người làm bố mẹ cần có những lưu ý nhất định. Trong đó,...
 
Dạy kỹ năng sống: Khi cha mẹ thì ‘cuồng’, các con đâm… cuống
Nhiều người đặt ra được câu hỏi “tại sao trẻ con Tây học ít hơn con nhà ta, mà đến...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.57685 sec| 1890.086 kb