Search
Thứ 5, 24/08/2017, 10:38 AM

TP HCM – ‘Thung lũng Silicon’ châu Á trên báo Singapore

(Kinh tế) - Nguồn nhân lực trẻ, có máu kinh doanh và đam mê công nghệ tạo nên làn sóng các doanh nghiệp khởi nghiệp ở trung tâm kinh tế của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam phát triển liên tục và mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 6,15% kể từ năm 2000.

Đô thị hóa cùng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu trở thành lực đẩy của nền và tạo ra các cơ hội thương mại mới. Một nửa dân số Việt Nam có cơ hội tiếp cận mạng Internet và hơn 1/3 sở hữu thông minh.

Trong bối cảnh phải cạnh tranh với Singapore, Hong Kong và các khác ở khu vực, với nguồn nhân nguồn nhân lực địa phương dồi dào, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, Channel News Asia đưa tin.

TP HCM – viên ngọc quý của Việt Nam

TP HCM – ‘Thung lũng Silicon’ châu Á trên báo Singapore

Kỳ vọng TP HCM sẽ trở thành trung tâm công nghệ của cả nước, chính phủ đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào một dự án công nghệ cao nằm ở ngoại ô. Ảnh: AFP.

TP HCM được coi là động lực thúc đẩy Việt Nam tăng trưởng. Không chỉ là thành phố lớn nhất cả nước, với tốc độ tăng trưởng trung bình 8,5%/năm, trung tâm kinh tế ở phía nam đã có những bước chuyển mình vượt bậc trong 10 năm qua.

Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng thay da đổi thịt nhanh chóng để đáp ứng sự lớn mạnh của kinh tế. Các quận tài chính mọc lên như nấm, thành phố mở rộng ra hướng sông, các dự án xây dựng sân bay, tàu điện ngầm đang nhanh chóng được hiện thực hóa nhằm kết nối ngoại thành với khu trung tâm.

Khi Việt Nam tập trung phát triển ngành công nghiệp phần mềm, TP HCM trở thành “lồng ấp” các doanh nghiệp khởi nghiệp start-up. Phần lớn trong số hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam đều tập trung tại thành phố 10 triệu dân này.

Kỳ vọng TP HCM sẽ trở thành trung tâm công nghệ của cả nước, chính phủ đã đầu tư vào một dự án mang tên Thành phố Silicon, lấy theo tên của Thung lũng Silicion ở bang California, Mỹ, với tổng mức vốn lên tới 1,5 tỷ USD.

Vào tháng 5/2016, 500 Startups, quỹ đầu tư mạo hiểm lớn của Mỹ, đã thành lập quỹ 10 triệu USD để rót vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Nối gót 500 Startups, các công ty đầu tư mạo hiểm như CyberAgent, Ventures và SeedCom cũng đang hoạt động rất tích cực.

Làm thế nào để TP HCM đạt được thành công như ngày nay? Và điều gì lý giải cho sự phát triển phi thường của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại thành phố này?

Nhân lực trẻ, tham vọng và có học vấn

Trong vòng 10 năm qua, hàng nghìn doanh nhân trẻ và tham vọng ở Việt Nam đã chuyển đến trung tâm kinh tế tài chính phía nam để khởi nghiệp. Trong số đó, có nhiều công ty công nghệ chuyên phát triển nền tảng cho thương mại trực tuyến, thiết kế các ứng dụng và trò chơi trên các thiết bị điện tử.

Các quán cafe và không gian làm việc chung mở ra khắp nơi trong thành phố để đáp ứng nhu cầu kết nối và làm việc của những người trẻ khởi nghiệp.

Việt Nam bắt đầu có những bước đi để tạo ra môi trường thuận lợi cho các start-up. Chính phủ cam kết hỗ trợ 90 triệu USD cho hơn 2.000 start-up công nghệ cao trong nước, đồng thời lên kế hoạch thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo để cung cấp các chương trình đào tạo, pháp luật và các hoạt động nhằm kết nối các start-up với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu.

TP HCM – ‘Thung lũng Silicon’ châu Á trên báo Singapore

Việt Nam có lợi thế dân số vàng, 70% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Ảnh: AFP.

Nhưng điểm mấu chốt quyết định sự phát triển của môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam là chất lượng nhân lực. Các chuyên gia nước ngoài nhận xét lao động Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh quốc tế, ngày càng được giáo dục tốt, năng động và hiểu biết về công nghệ.

Giáo dục tiếp tục chiếm 20% tổng chi tiêu của chính phủ. Các con số đã chứng minh cam kết của các nhà lãnh đạo đất nước nhằm cải thiện chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lực của lực lượng lao động.

Tỷ lệ biết chữ của người dân Việt Nam ở mức 94,5%. Kết quả kỳ thi PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 17 trong số 65 quốc gia. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) là cuộc khảo sát do OECD thực hiện ba năm một lần để đánh giá hệ thống giáo dục trên toàn thế giới thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi.

Trong những năm gần đây, sinh viên các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đạt điểm rất cao trong các bài kiểm tra chuẩn hóa quốc tế, tạo ra một đội ngũ lao động tay nghề cao và có tiềm năng trở thành các doanh nhân trong tương lai.

Nhiều người trẻ, đi du học và trở về với những ý tưởng lớn, thành lập công ty riêng mình. Ước tính có khoảng 21.000 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Mỹ trong năm ngoái. Việt Nam xếp thứ 6 về số lượng du học sinh tại Mỹ.

Trong số 91 triệu dân, 44% người Việt Nam hiện sử dụng Internet, mạng để liên lạc, giao lưu và buôn bán. Gần 22% dân số có tài khoản Facebook.

Giới trẻ tỏ ra đặc biệt quan tâm tới việc buôn bán kinh doanh. Các cửa hàng nhỏ trên Facebook mọc lên như nấm, chào bán các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan hoặc sản xuất nội địa. Họ tự đi giao hàng hoặc thông qua dịch vụ phương tiện giao thông. Không chỉ Facebook, các ứng dụng nội địa cũng được sử dụng rộng rãi.

So với các nước phát triển như Singapore, Việt Nam có lợi thế dân số vàng, 70% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Họ là những thanh niên tham vọng, cầu thị và hướng ngoại.

Bên cạnh đó, những người trẻ Việt Nam được sinh ra và đào tạo ở nước ngoài, thường gọi là Việt Kiều, đang ồ ạt trở về quê hương, bổ sung cho nguồn nhân lực trong nước.

Các chuyên gia cho rằng mặc dù các nhà quản lý trẻ tham vọng từ khắp châu Á đang đổ tới Việt Nam, họ khó có thể cạnh tranh được với đội ngũ nhân lực địa phương.

Sức mạnh của gia đình

Nhờ vào sự ủng hộ, hỗ trợ tài chính của gia đình, giới trẻ Việt Nam có thể tập trung khởi nghiệp. Ở Việt Nam, các gia đình thường bao gồm ba thế hệ chung sống với nhau dưới một mái nhà. Con cái chăm sóc bố mẹ khi về già, ông bà giúp trông nom các cháu để cha mẹ chúng đi làm.

Kiểu gia đình ba thế hệ này trở thành nguồn hỗ trợ quan trọng và tấm lưới an toàn nâng đỡ cho những doanh nhân trẻ ở Việt Nam. Họ có thể dành nhiều thời gian, công sức hơn cho công việc, yên tâm rằng đã có bố mẹ giúp chăm lo nhà cửa và con cái.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam thuận lợi ngang với Trung Quốc với nhu cầu tuyển dụng đang tăng 32%. Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình 6,3% trong ba năm tới.

Với dân số trẻ, tham vọng và ham mê kinh doanh, không khó để Việt Nam duy trì lợi thế của mình,  Channel News Asia nhận định.


Tin khác

Tài chính

Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...
 
Kinh Bắc (KBC) báo lợi nhuận ròng quý 3/2024 gấp 14 lần năm trước, mỗi ngày thu về hơn 1 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng
Lũy kế 9 tháng, Đô thị Kinh bắc mang về doanh thu 1.994 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 351 tỷ...
 
Reuters: Thêm một Tập đoàn năng lượng tái tạo thuộc hàng lớn nhất thế giới huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Enel từng tuyên bố vào năm 2022 họ muốn đầu tư các nhà máy có thể tạo ra 6GW năng...
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ không thiếu điện
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm...

Thị trường

Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...
 
Hội thảo Flavors 2024: Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành ẩm thực và đồ uống Việt Nam
Ngày 18/09, Hội thảo Flavors 2024 sẽ trở lại tại Khách sạn New World Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh....
 
Techfest International Investment tham gia Megaus Expo 2024, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam
Ngày 22/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Sở Khoa học và...

Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hiến 10.000 m³ đất để đắp đê chống lũ
Dù vừa mới thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì bão số 3, doanh nghiệp này vẫn sẵn sàng xung...
 
PNJ khẳng định vị thế “top đầu” ngành bán lẻ về đóng góp ngân sách
PNJ khẳng định vị thế hàng đầu ngành bán lẻ không chỉ qua những con số kinh doanh ấn tượng,...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.57863 sec| 1908.203 kb