Search
Thứ 5, 29/09/2022, 07:40 AM

FPT sản xuất thành công chip vi mạch Make in Vietnam, tham chiến thị trường 6,16 tỷ USD

(Doanh nghiệp) - Trong hai năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip vi mạch.

FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software - công ty thành viên Tập đoàn FPT) vừa chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt.

Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC - Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.

Khách hàng đầu tiên và hiện là đối tác chiến lược của doanh nghiệp cùng phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor ở các thị trường Úc, Đài Loan, Trung Quốc.

Không chỉ đưa sản phẩm đến thị trường nước ngoài, FPT Semiconductor định hướng tập trung triển khai, cung cấp chip “Make in Vietnam” đến các tập đoàn trong nước, nhằm phát triển bền vững và góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị cho người dùng tại Việt Nam, trong giai đoạn 2023 - 2025.

FPT sản xuất thành công chip vi mạch Make in Vietnam, tham chiến thị trường 6,16 tỷ USD - Ảnh 1.

Mẫu tấm wafer chip vi mạch đầu tiên của FPT Semiconductor

Trong hai năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. Đồng thời, doanh nghiệp đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.

Trong bối cảnh đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ đô la Mỹ (theo từ Technavio), FPT Semiconductor đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt cho chính các công ty, tập đoàn ở trong nước.

Ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc điều hành FPT Semiconductor cho biết: “Việc thành lập FPT Semiconductor là một bước tiếp nối hoài bão và ước mơ của nhiều thế hệ người Việt. Có thể nhiều người chưa biết, chúng ta đã từng có nhà máy bán dẫn Việt Nam, vào năm 1979, được biết đến với cái tên nhà máy Z181, cung ứng rất nhiều thiết bị bán dẫn cho thị trường Đông Âu.

Với tiêu chí “chip Make in Vietnam, Made by FPT”, chúng tôi có kế hoạch thiết kế và thương mại hóa sản phẩm chip, đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước, cũng như nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…”.

Phát biểu về chặng đường hiện thực hóa ý tưởng xây dựng đơn vị sản xuất chip của người Việt, ông Trần Đăng Hòa - Phó Tổng Giám đốc FPT Software cho biết: “Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam bởi những kỹ sư hàng đầu của FPT Software. FPT Semiconductor là bước tiến mới của chúng tôi trên hành trình khẳng định trí tuệ Việt, cũng như đồng hành cùng thành công với mọi đối tác trên toàn cầu".

Chip vi mạch bán dẫn tích hợp đóng vai trò tiên quyết trong các thiết bị, quyết định hiệu suất làm việc và ảnh hưởng lớn đến giá thành của tất cả các hệ thống điện tử. Trong bối cảnh doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái thiết bị, việc sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp trở thành xương sống cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển.

Theo Gartner, năm 2021, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu mang về doanh thu gần 600 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức và doanh nghiệp trong ngành chip vi mạch bán dẫn, phần lớn tập trung vào các trường đại học kỹ thuật hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất.


Tin khác

Tài chính

 
Thủ tướng yêu cầu Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
Thủ tướng lưu ý Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp, do đó phải đẩy mạnh phát triển nhà ở xã...
 
Sáng 20/1, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng...
 
Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...

Thị trường

Sau hơn một thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu Doppelherz đến từ Đức đã được đông đảo...
 
 
Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...

Kinh tế

Sau hơn một thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu Doppelherz đến từ Đức đã được đông đảo...
 
 
Thủ tướng yêu cầu Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
Thủ tướng lưu ý Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp, do đó phải đẩy mạnh phát triển nhà ở xã...
 
Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU
Sản phẩm thép cuộn cán nóng của đơn vị này sẽ không bị Liên minh Châu Âu (EU) áp thuế...

Doanh nhân

JLL Việt Nam ra mắt mùa 2 của chuỗi Podcast REal Talk: Cung cấp kiến thức chuyên sâu cho các chuyên gia bất động sản
Mùa mới sẽ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, chiến lược nơi làm việc, và xu hướng thị trường...
 
Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.52471 sec| 1872.852 kb