Search
Chủ nhật , 16/10/2022, 16:07 PM

Đồng USD tăng giá trở thành 'cơn ác mộng': Hàng hoá không được thông quan, nhiều quốc gia 'cạn kiệt' thực phẩm

(Kinh tế) - Theo Bloomberg, các nhà nhập khẩu thực phẩm từ châu Phi đến châu Á đang gặp khó khăn trong việc thanh toán bằng USD, khi đồng tiền này tăng giá chóng mặt.

Tại Ghana, các nhà nhập khẩu đang cảnh báo về tình trạng khan khiếm hàng háo trước thềm Giáng sinh. Hàng nghìn chiếc container vận chuyển thực phẩm đã mắc kẹt tại các cảng ở Pakistan, trong khi các hãng làm bánh tư nhân của Ai Cập phải tăng giá bánh mì khi một số nhà máy bột mì hết lúa mì vì phải “nằm im” ở cổng hải quan.

Trên khắp thế giới, các quốc gia phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực đang chật vật đối mặt với tác động của việc lãi suất tăng, đồng USD tăng giá và lạm phát leo thang. Khả năng thanh toán của họ đối với các loại hàng hoá thường được định giá bằng USD nay đã đi xuống. Ở nhiều nơi, dự trữ ngoại tệ cũng sụt giảm, cản trở khả năng tiếp cận đồng USD và quá trình giải quyết hoạt động thanh toán của các .

Alex Sanfeliu - giám đốc bộ phận thương mại thế giới của tập đoàn Cargill, cho biết: “Họ không thể chi trả cho những loại hàng hoá này. Tình trạng đó đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.”

Vấn đề này không phải là mới đối với nhiều quốc gia, và cũng không chỉ xảy ra ở hàng hoá nông nghiệp. Song, sức mua sụt giảm và tình trạng thiếu USD để thanh toán càng khiến họ gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nhiều loại hàng hoá hơn, đặc biệt là sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

Đồng USD tăng giá trở thành cơn ác mộng: Hàng hoá không được thông quan, nhiều quốc gia cạn kiệt thực phẩm - Ảnh 1.

Đồng tiền tệ của các thị trường mới nổi sụt giá mạnh trước áp lực USD tăng giá.

IMF đã lên tiếng cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng như tình trạng khẩn cấp về lương thực diễn ra năm 2007 - 2008. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong tuần này cũng kêu gọi tăng viện trợ lương thực cho nhóm các nước dễ bị tổn thương nhất, trong khi WFP cho biết cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất trong hiện đại.

Nhiều nhà nhập khẩu đang phải chật vật với lạm phát, nguồn vốn bị thu hẹp và khó tiếp cận được với USD để đảm bảo hàng hoá được thông quan đúng hạn. Điều này có nghĩa là nhiều lô hàng đã mắc kẹt ở các cảng, thậm chí là có thể được chuyển hướng đến các địa điểm khác.

Tedd George - nhà chuyên về thị trường hàng hoá và châu Phi, nhận định: “Từ trước đến nay, việc thanh toán hàng hoá bằng USD vẫn có một số căng thẳng. Nhưng hiện tại, tình trạng này trở thành thứ áp lực quá lớn.”

Đồng USD tăng giá trở thành cơn ác mộng: Hàng hoá không được thông quan, nhiều quốc gia cạn kiệt thực phẩm - Ảnh 2.

Các xe xếp hàng để giao ngũ cốc cho một nhà máy do chính phủ điều hành ở Fayoum, Ai Cập.

Tại Ghana - nơi đồng cedit mất giá khoảng 44% trong năm nay so với USD, nhiều người bắt đầu lo ngại về tình hình nguồn cung hàng hoá trước dịp Giáng sinh.

Samson Asaki Awingobit - thư ký điều hành của Hiệp hội Các nhà Xuất và Nhập khẩu của Ghana, bao gồm các bên mua ngũ cốc, bột mì và gạo, cho hay: “Chúng tôi dự đoán một số mặt hàng thực phẩm sẽ thiếu hụt. Đồng USD đang ‘nuốt chửng’ đồng cedi và chúng tôi đang ở trong tình thế vô vọng.”

Trong khi đó, một số quốc gia có thể sử dụng các đồng tiền tệ khác như euro để thanh toán, còn các quốc gia xuất khẩu năng lượng sẽ thu lợi nhờ nguồn doanh thu từ nước ngoài. Ngoài ra, chi phí thực phẩm - hàng hoá toàn cầu đã giảm trong 6 tháng liên tiếp, mang đến dấu hiệu khả quan cho người .

Tuy nhiên, theo Monika Tothova, nhà tại FAO, đồng USD tăng giá mạnh có nguy cơ ảnh hưởng đến những điểm tích cực trên, khi chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu năm nay ở mức cao kỷ lục.

Hơn nữa, nhiều vấn đề khác vẫn còn tồn đọng. Mối lo ngại tiếp tục tăng lên đối với nguồn cung từ khu vực Biển Đen khi mâu thuẫn Nga - Ukraine leo thang và tương lai của những thoả thuận vận chuyển ngũ cốc ra khỏi các cảng của Ukraine vẫn là dấu hỏi lớn. Những hiện tượng thời tiết cực đoan cũng là rủi ro khác, khi lượng dự trữ thực phẩm sụt giảm, giá phân bón và năng lượng tăng cao đẩy chi phí sản xuất lương thực.

Khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, thì đồng USD vẫn mạnh lên so với các đồng tiền tệ ở thị trường mới nổi. IMF cho biết, điều này càng tăng áp lực lạm phát và nợ.

Đồng USD tăng giá trở thành cơn ác mộng: Hàng hoá không được thông quan, nhiều quốc gia cạn kiệt thực phẩm - Ảnh 3.

Một tàu container cập cảng nhà máy bột mì ở Abidjan, Bờ Biển Ngà.

Theo Muzzammil Rauf Chappa, Chủ tịch Hiệp hội Ngũ cốc Pakistan, quốc gia này đang bị lũ lụt tàn phá. Việc chính phủ ngăn tình trạng dòng ngoại hối “chảy ra ngoài” khiến các container chứa thực phẩm như đậu gà và nhiều loại khác chất đống ở các cảng vào tháng trước, theo đó đẩy giá cả tăng vọt. Tình hình đã bớt căng thẳng khi Bộ trưởng Tài chính mới được bổ nhiệm và cam kết xử lý các giao dịch đang còn tồn đọng.

Còn ở Ai Cập - một trong những nước nhập khẩu lúa mì nhiều nhất thế giới, tình trạng thiếu hụt đã gây khó khăn cho các nhà máy tư nhân cung cấp bột mì, họ không nằm trong danh sách nhận trợ cấp của nhà nước. Khoảng 80% các nhà máy này hết lúa mì và ngừng hoạt động vì khoảng 700.000 tấn ngũ cốc vẫn bị mắc kẹt tại các cảng của nước này từ đầu tháng trước. Giới chức nước này mới đây thông báo sẽ cung cấp lúa mì và bột mì cho các nhà máy tư nhân.

Tại Bangladesh, tập đoàn Meghna Group of Industries có thể phải cắt giảm sản lượng lúa mì được dự kiến sẽ nhập khẩu, khi chi phí tăng ít nhất 20% do đồng USD mạnh lên.

Sanfeliu dự đoán dòng chảy thương mại lúa mì sẽ giảm khoảng 6% trong những tháng tới, khi ngô và đậu tương giảm tới 3% do các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả cho lương thực và thức ăn chăn nuôi.


Tin khác

Tài chính

Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...
 
Kinh Bắc (KBC) báo lợi nhuận ròng quý 3/2024 gấp 14 lần năm trước, mỗi ngày thu về hơn 1 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng
Lũy kế 9 tháng, Đô thị Kinh bắc mang về doanh thu 1.994 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 351 tỷ...
 
Reuters: Thêm một Tập đoàn năng lượng tái tạo thuộc hàng lớn nhất thế giới huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Enel từng tuyên bố vào năm 2022 họ muốn đầu tư các nhà máy có thể tạo ra 6GW năng...
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ không thiếu điện
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm...

Thị trường

Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...
 
Hội thảo Flavors 2024: Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành ẩm thực và đồ uống Việt Nam
Ngày 18/09, Hội thảo Flavors 2024 sẽ trở lại tại Khách sạn New World Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh....
 
Techfest International Investment tham gia Megaus Expo 2024, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam
Ngày 22/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Sở Khoa học và...

Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hiến 10.000 m³ đất để đắp đê chống lũ
Dù vừa mới thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì bão số 3, doanh nghiệp này vẫn sẵn sàng xung...
 
PNJ khẳng định vị thế “top đầu” ngành bán lẻ về đóng góp ngân sách
PNJ khẳng định vị thế hàng đầu ngành bán lẻ không chỉ qua những con số kinh doanh ấn tượng,...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.60945 sec| 1892.016 kb