Search
Thứ 3, 26/04/2022, 19:44 PM

Không hình sự hoá các quan hệ dân sự kinh tế

(Kinh tế) - "Chiều ngày 25/4, chúng tôi cũng đã tiếp tục có thêm buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức năng hai Bộ. Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế một lần nữa được thống nhất cao"

 

Đó là của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trong cuộc trao đổi với báo chí liên quan đến những biến động mạnh của thị trường chứng khoán tháng 4.

Nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán biến động mạnh tháng 4

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, quý đầu năm 2022, thị trường chứng khoán cơ bản vẫn giữ được nhịp tăng tốt và ổn định. Sau khi lập đỉnh mới, tính đến cuối quý I/2022, chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,4% so với thời điểm cuối năm ngoái. Thị trường mới chịu áp lực điều chỉnh giảm và biến động mạnh kể từ cuối tháng 3 đến nay. Chỉ số VN-Index đóng cửa ngày 25/4 tại 1.310,92 điểm, như vậy đã điều chỉnh giảm khoảng hơn 200 điểm so với cuối tháng 3.

"Đây là đợt điều chỉnh tương đối mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới sự tác động tổng hòa của nhiều nguyên nhân khác nhau cả trong nước và thế giới, cả khách quan lẫn chủ quan", ông nói.

Theo đó, trên thế giới, áp lực lạm phát tăng khiến các trung ương lớn đều có động thái thắt chặt chính sách và điển hình nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất điều hành sau 3 năm. Cùng với đó, tình hình xung đột Nga – Ukraine càng làm gia tăng rủi ro cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhất là khi giá năng lượng, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh,… Điều đó đã tác động tới nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, khiến nhiều thị trường giảm điểm mạnh.

Bộ trưởng cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ khi áp lực bán tăng dần vào cuối quý 1 và điều chỉnh giảm mạnh kể từ cuối tháng 3 sau quá trình dài liên tục tăng. Ngoài các tác động từ vĩ mô ngoài nước, thị trường chứng khoán còn một phần chịu tác động tâm lý khi các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý xử lý nghiêm các vụ việc trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

"Thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh giảm điểm mạnh cũng một phần tương đồng với nhịp giảm chung của thế giới, chẳng hạn như trong phiên giảm mạnh (hơn 68 điểm) ngày 25/4 thì các thị trường lớn trên thế giới cũng giảm điểm rất sâu. Bên cạnh đó, áp lực điều chỉnh sau quá trình tăng dài và tâm lý thận trọng trên thị trường trước các vụ việc đơn lẻ đã khiến thị trường biến động mạnh theo chiều hướng giảm", Bộ trưởng nói.

Loại bỏ các "hạt sạn", "gạn đục khơi trong" để chứng khoán phát triển

Phân tích về tác động một phần từ các hành động thanh lọc và xử lý nghiêm các sai phạm trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp vừa qua, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định rằng, các sự việc vừa qua chỉ là các sự vụ đơn lẻ, chỉ có tác động tới tâm lý của thị trường trong ngắn hạn. Đây là nỗ lực và quyết tâm rất lớn từ Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng nhằm thanh lọc, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.

"Dù khó tránh khỏi những tác động tâm lý trong ngắn hạn, nhưng việc loại bỏ những hạt sạn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường trong trung và dài hạn. Bởi mục tiêu của cơ quan quản lý là xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán an toàn, minh bạch và bền vững, nên thanh lọc thị trường sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính, tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán trong việc thu hút thêm các dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, góp phần hỗ trợ quá trình nâng hạng từ cận biên lên mới nổi", Bộ trưởng nói.

Vị Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, việc kiên quyết xử lý các sai phạm có thể tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn, khiến thị trường tăng trưởng chậm lại, nhưng là nỗ lực để thị trường tăng trưởng minh bạch, bền vững hơn. Trong mọi quá trình phát triển, luôn cần những thay đổi, những bước chuyển để hoàn thiện hơn và với thị trường chứng khoán cũng vậy, "chúng tôi nghĩ rằng, sau những chặng đường phát triển cũng cần những hành động để gạn đục, khơi trong".

Bộ trưởng khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nguyên đó các yếu tố hỗ trợ tích cực mang tính nền tảng từ kinh tế vĩ mô và nội tại thị trường. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng hơn, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu quan trọng của nền kinh tế, doanh nghiệp; đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn, hiệu quả của nhà đầu tư.

Không hoá quan hệ dân sự kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức sai phạm sớm ổn định sản xuất kinh doanh

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, tại hội nghị Phát triển thị trường vốn mới đây, không dưới 2 lần Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định và nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và luôn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích những doanh nghiệp tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, làm ăn hiệu quả, chính đáng, minh bạch, làm giàu chính đáng cho mình, đóng góp cho , góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

Dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh "một cái ung nhọt dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm", Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho rằng, nếu chúng ta không làm quyết liệt, "con sâu làm rầu nồi canh" sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trung và dài hạn, đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chủ trương phát triển thị trường vốn, đến niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính quyết tâm cao để thực hiện giải pháp lành mạnh hóa thị trường, không để một số vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, lợi ích chính đáng của các thành viên thị trường, của doanh nghiệp và cao nhất là vấn đề huy động vốn qua thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

"Chiều ngày 25/4, chúng tôi cũng đã tiếp tục có thêm buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức năng hai Bộ. Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế một lần nữa được thống nhất cao", Bộ trưởng chia sẻ.

Vị Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Bộ Tài chính sẽ ủng hộ hết mức các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và các nhà đầu tư chân chính, nhưng đồng thời sẽ xử lý nghiêm, dứt điểm, nhanh gọn các hành vi sai phạm trên thị trường chứng khoán. Chúng ta tôn trọng quy luật và tính thị trường của thị trường chứng khoán, đã là thị trường thì có lúc tăng, lúc giảm bởi phải tuân theo cung cầu của người mua, người bán. Mục tiêu là xây dựng thị trường chứng khoán thành một sân chơi minh bạch, công bằng, bình đẳng cho mọi người chơi trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhà nước tôn trọng quy luật khách quan của thị trường, nhưng luôn có sự giám sát, quản lý, điều tiết hợp lý dựa trên các quy định của pháp luật.

"Cái tốt, các yếu tố mang tính giá trị cơ bản, tích cực sẽ luôn được ủng hộ, thậm chí Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tạo mọi điều kiện để các tổ chức sai phạm vừa qua sớm ổn định, nhanh chóng hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi cho cổ đông và người lao động", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ.

Đề xuất sửa Luật Chứng khoán, tăng cường "tiền phòng, hậu kiểm"

So với của các nhiều thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là còn non trẻ; tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển rất nhanh, mạnh và còn nhiều dư địa để phát triển, với mục tiêu trở thành kênh thu hút vốn trung và dài hạn chủ yếu, quan trọng cho nền tài chính quốc gia và nền kinh tế của đất nước.

Để hiện thực được mục tiêu đó, theo Bộ trưởng, bên cạnh nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp để ngăn ngừa, tức là "tiền phòng, hậu kiểm", để bảo vệ cho lợi ích của nhà đầu tư, cũng như các công ty hoạt động trên thị trường một cách bình đẳng, minh bạch và đúng đắn nhất.

Theo đó, về khung khổ pháp lý, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm tăng cường, siết chặt các điều kiện để thị trường phát triển lành mạnh, giống như việc "xây dựng những con đường nhưng có thêm các quy định để hạn chế xảy ra tai nạn". Theo đó, Bộ Tài chính đã có đề xuất trình Chính phủ sẽ sửa đổi Luật Chứng khoán; đồng thời cũng kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp và các quy định khác liên quan để tạo điều kiện phát triển tốt hơn, sát thực tiễn và nhu cầu của thị trường chứng khoán. Sớm hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển về dài hạn. Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ đã hoàn thành việc chỉnh sửa các quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP và đang trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Về công tác điều hành, quản lý, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính Ngân hàng, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và các đơn vị chức năng khác triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định, vừa tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm để tăng kỷ cương, kỷ luật thị trường.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chúng tôi đã có cuộc làm việc thêm với Bộ Công an, tinh thần không hình sự hoá các quan hệ dân sự kinh tế được thống nhất cao  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Riêng với hoạt động của thị trường chứng khoán, Bộ cũng đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ rà soát, phân loại, kiểm tra tại chỗ, xây dựng phương án đối với từng công ty để có biện pháp xử lý; tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư nhằm cải thiện chất lượng cầu đầu tư, hướng tới cầu đầu tư bền vững. Cùng với đótriển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch; hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin; nghiên cứu khuôn khổ pháp lý cho phát triển các dịch vụ mới, sản phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bên cạnh việc hoàn thiện pháp lý, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh các sai phạm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ kiểm tra và chấn chỉnh các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là trong vấn đề sai phạm, lách quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đã chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tiến hành áp dụng cả biện pháp trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, sẽ trực tiếp kiểm tra tài chính đã kiểm toán tại các đơn vị phát hành, đồng thời cũng kiểm tra lại những công ty kiểm toán mà đã kiểm toán các doanh nghiệp đó. Nếu phát hiện sai phạm xử lý nghiêm các đơn vị kiểm toán độc lập thiếu trách nhiệm để xảy ra sai sót.

Ngoài ra, Bộ còn chỉ đạo các đơn vị tăng cường hơn nữa công tác đào tạo để trang bị kiến thức tài chính cho nhà đầu tư; tăng cường công tác tuyên truyền để nhà đầu tư và doanh nghiệp nắm được các quy định pháp luật, các cơ hội, rủi ro để đầu tư hiệu quả trên cả thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.


Tin khác

Tài chính

Sáng 20/1, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng...
 
Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...
 
Kinh Bắc (KBC) báo lợi nhuận ròng quý 3/2024 gấp 14 lần năm trước, mỗi ngày thu về hơn 1 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng
Lũy kế 9 tháng, Đô thị Kinh bắc mang về doanh thu 1.994 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 351 tỷ...
 
Reuters: Thêm một Tập đoàn năng lượng tái tạo thuộc hàng lớn nhất thế giới huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Enel từng tuyên bố vào năm 2022 họ muốn đầu tư các nhà máy có thể tạo ra 6GW năng...

Thị trường

Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...
 
Hội thảo Flavors 2024: Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành ẩm thực và đồ uống Việt Nam
Ngày 18/09, Hội thảo Flavors 2024 sẽ trở lại tại Khách sạn New World Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh....
 
Techfest International Investment tham gia Megaus Expo 2024, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam
Ngày 22/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Sở Khoa học và...

Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hiến 10.000 m³ đất để đắp đê chống lũ
Dù vừa mới thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì bão số 3, doanh nghiệp này vẫn sẵn sàng xung...
 
PNJ khẳng định vị thế “top đầu” ngành bán lẻ về đóng góp ngân sách
PNJ khẳng định vị thế hàng đầu ngành bán lẻ không chỉ qua những con số kinh doanh ấn tượng,...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...

Doanh nhân

JLL Việt Nam ra mắt mùa 2 của chuỗi Podcast REal Talk: Cung cấp kiến thức chuyên sâu cho các chuyên gia bất động sản
Mùa mới sẽ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, chiến lược nơi làm việc, và xu hướng thị trường...
 
Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.35242 sec| 1917.758 kb