Search
Thứ 4, 28/06/2017, 10:19 AM

Người Đức bán nồi dùng được cả 100 năm thì khách cần gì quay lại mua mới nữa? Câu trả lời của ông chủ cửa hàng sẽ khiến bạn bội phục

(Kinh tế) - Nhà sáng lập SIEMENS từng ví von, “không công ty nào ở Đức có thể qua một đêm mà bất ngờ giàu lên được”. Thay vào đó, người Đức luôn tập trung vào một lĩnh vực, sản phẩm nhất định. Ban đầu họ có thể là một đơn vị nhỏ, chấp nhận đi chậm, mất thời gian, nhưng nhất định sẽ không bao giờ làm hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Người Đức bán nồi dùng được cả 100 năm thì khách cần gì quay lại mua mới nữa? Câu trả lời của ông chủ cửa hàng sẽ khiến bạn bội phục

Nói về hành trình công nghiệp hóa, người Đức thậm chí còn phải đi sau cả Anh và Pháp. Thời kì đầu, dân Đức phải làm nhái các sản phẩm của 2 cường quốc nói trên để học hỏi kỹ thuật, buộc Quốc hội Anh phải thông qua “Luật thương hiệu” sửa đổi năm 1887, nhằm hạn chế hàng hóa Đức tràn vào quốc gia này.

Cho tới khi tiến vào công nghiệp hóa, của nước Đức cũng mắc phải sai lầm, khi tách biệt 2 lĩnh vực là: nghiên cứu khoa học và sản xuất.

Nói về khoa học, nước Đức là trung tâm của thế giới. Các du học sinh Mỹ tới đây, lấy học vị, rồi hồi hương mở xí nghiệp, thay vì ở lại nước Đức cống hiến cho công việc nghiên cứu.

Và phải tới những năm 90 của thế kỷ 19, khi các nhà khoa học của Đức sang thăm thú các cơ sở của Mỹ, họ mới nhận ra, thiếu sót lớn nhất của mình là không ứng dụng khoa kỹ thuật vào sản phẩm công nghiệp, sản xuất. Sau cùng, khi ngồi lại với nhau, người Đức mới vạch ra phương trâm mới, gọi là “lý luận kết hợp thực tế”.

Tận dụng nền tảng khoa học vốn có, người Đức trong nửa thế kỷ đã khiến nền công nghiệp có những bước nhảy vọt, nhờ cuộc cách mạng động cơ đốt trong, và điện khí hóa.

Từ đó, máy móc, hóa chất, điện cơ, quang học của Đức cho tới đồ dùng nhà bếp, dụng cụ thể thao… đều trở thành sản phẩm chất lượng vượt trội trên thế giới. Các sản phẩm “Made in Germany” sau này đều trở thành thương hiệu chất lượng và uy tín bậc nhất.

Nước Đức chỉ có 80 triệu dân, nhưng lại sở hữu hơn 2.300 nhãn hiệu nổi tiếng thế giới?

Đây là câu hỏi được một phóng viên nước ngoài đặt ra cho nhà sáng lập tập đoàn SIEMENS – ông Peter Von Siemens. Đáp lại câu hỏi đầy ẩn ý, “huyền thoại” này tin vào 4 chữ: thái độ làm việc.

Nhà sáng lập SIEMENS giải thích: “Chính thái độ làm việc nghiêm túc của người Đức, sự chú trọng vào từng chi tiết kỹ thuật, từng sản phẩm, cộng với trách nhiệm trong khâu sản xuất, dịch vụ sau bán đã giúp chúng tôi đạt được kì tích này”.

Phóng viên kia lại hỏi: “Nói vậy có nghĩa người Đức không muốn tối đa hóa ? Các anh kinh doanh thì đâu cần tới trách nhiệm kia?”.

Peter Von Siemens trả lời: “Không, đó là quan điểm của người Anh, Mỹ. Người Đức có quan điểm riêng của mình. Dù là kinh doanh ngành nghề nào, chúng tôi luôn tuân thủ hai điều:

– Sản phẩm phải đúng kỹ thuật và an toàn.

– Giá trị sử dụng phải lâu dài và chất lượng.

Giá trị cốt lõi của các sản phẩm “Made in Germany” là tuân thủ đạo đức kinh doanh, chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận”.

Nhà sáng lập SIEMENS nói ví von, “không công ty nào ở Đức có thể qua một đêm mà bất ngờ giàu lên được”. Thay vào đó, họ luôn tập trung vào một lĩnh vực, sản phẩm nhất định. Ban đầu họ có thể là một đơn vị nhọ, chấp nhận đi chậm, mất thời gian, nhưng nhất định sẽ không bao giờ làm hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Thật vậy, phần lớn các thương hiệu Đức nổi danh đều có trên trăm năm, dù là xe cộ, may mặc, hay đồ gia dụng. Adidas là một thương hiệu của Đức được thành lập từ năm 1920, tới nay đã có 97 năm lịch sử. Mercedes-Benz là thương hiệu xe hơi của Đức thành lập từ năm 1886, tới nay đã hơn 130 năm hoạt động.

Nhìn vào thực tế, bút bi do người Đức làm ra, khi ném xuống đất nhiều lần, nhặt lên vẫn dùng được y nguyên. Nhà ở của người Đức được xây dựng 120 năm vẫn không đổ.

Về cơ bản, người Đức không tham gia cạnh tranh bằng giá, cũng không cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Bởi các công ty này đã có được sự bảo hộ trong ngành, và do người Đức hiểu rằng, giá cả không quyết định được tất cả.

Cuộc chiến giá cả sẽ chỉ làm cho cả ngành rơi vào vòng tuần hoàn tồi tệ hơn. Bởi họ hiểu rằng, ai làm kinh doanh cũng cần có lợi nhuận, nhưng không được vì thế mà tỏ ra tham lam. Điều quan trọng là người Đức hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.

Trong một buổi ra mắt dụng cụ nhà bếp tại Berlin, phóng viên nước ngoài nọ đặt ra câu hỏi cho một vị quản lý: “Người Đức chế tạo nồi dùng được hơn 100 năm. Bền như thế, sau đó khách đâu cần tới mua ở chỗ các anh nữa. Sao các anh không làm chu kỳ sử dụng của nó ngắn hơn, không phải như vậy sẽ có thêm nhiều lợi nhuận hơn sao?”.

Vị quản này từ tốn: “Khách hàng tìm tới mua nồi của chúng tôi đều không phải mua lần thứ hai. Đó chính là tiếng lành đồn xa, khiến cho nhiều người hơn nữa tới mua nồi của chúng tôi, và hiện tại chúng tôi vẫn đang rất tất bật với khách hàng đấy!”.

Suy cho cùng, người Đức rất khác biệt. Rất nhiều doanh nghiệp Đức tin rằng, họ sẽ chỉ kinh doanh một lần trong đời, do đó, uy tín và chất lượng sẽ là những yếu tố được họ đưa lên hàng đầu, chứ không phải chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng.


Tin khác

Tài chính

Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...
 
Kinh Bắc (KBC) báo lợi nhuận ròng quý 3/2024 gấp 14 lần năm trước, mỗi ngày thu về hơn 1 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng
Lũy kế 9 tháng, Đô thị Kinh bắc mang về doanh thu 1.994 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 351 tỷ...
 
Reuters: Thêm một Tập đoàn năng lượng tái tạo thuộc hàng lớn nhất thế giới huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Enel từng tuyên bố vào năm 2022 họ muốn đầu tư các nhà máy có thể tạo ra 6GW năng...
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ không thiếu điện
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm...

Thị trường

Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...
 
Hội thảo Flavors 2024: Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành ẩm thực và đồ uống Việt Nam
Ngày 18/09, Hội thảo Flavors 2024 sẽ trở lại tại Khách sạn New World Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh....
 
Techfest International Investment tham gia Megaus Expo 2024, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam
Ngày 22/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Sở Khoa học và...

Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hiến 10.000 m³ đất để đắp đê chống lũ
Dù vừa mới thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì bão số 3, doanh nghiệp này vẫn sẵn sàng xung...
 
PNJ khẳng định vị thế “top đầu” ngành bán lẻ về đóng góp ngân sách
PNJ khẳng định vị thế hàng đầu ngành bán lẻ không chỉ qua những con số kinh doanh ấn tượng,...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.39891 sec| 1894.344 kb