Search
Thứ 2, 02/05/2022, 09:29 AM

Vũ khí khí đốt của Nga lợi hại hơn cả dầu mỏ - EU ứng phó ra sao?

(Kinh tế) - Dầu mỏ và khí đốt là 2 vũ khí gây ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hiện nay đối với EU, khí đốt là thứ vũ khí đáng sợ hơn. Để tránh phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga, EU đang áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp để ứng phó.

Khí đốt là một mặt hàng quý báu đối với các ngành công nghiệp, việc sản xuất điện và sưởi ấm các tòa nhà, đặc biệt là ở Bắc Âu, nơi mùa đông thường rất lạnh giá và kéo dài. Điều này giải thích vì sao các quốc gia châu Âu nhập khí đốt từ nhiều nguồn, nhưng lại ngày càng phục thuộc vào nguồn cung từ Nga để làm ấm nhà ở và duy trì sự phát triển .

Cắt khí đốt lợi hại hơn cả cấm vận dầu

Vào năm 1967 và 1973, các nước Arab cắt xuất khẩu dầu sang Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với các nước láng giềng Arab. Rút lại nguồn cung dầu là một cách để gây thiệt hại cho kinh tế đối phương và nhận được các nhượng bộ về chính sách.

Nhưng ngày nay, lệnh cấm vận dầu không còn hiệu quả như xưa nữa. Dầu mỏ là một mặt hàng có thể thay thế trên thị trường toàn cầu. Nếu một nguồn cắt đứt việc xuất hàng thì các nước nhập khẩu có thể chuyển sang mua thêm dầu từ các nguồn cung khác, mặc dù họ có thể phải trả mức giá cao hơn so với khi tham gia các hợp đồng dài hạn.

Điều này là khả thi vì hơn 60% lượng dầu tiêu thụ hàng ngày trên thế giới được giao bằng đường biển. Vào bất cứ thời điểm nào đều có một đội tàu biển chở dầu thô từ điểm này tới điểm khác trên toàn cầu. Nếu có sự gián đoạn nào đó, các tàu này có thể chuyển hướng và tới các điểm mới trong vòng vài tuần.

Do vậy, một nước sản xuất dầu khó ngăn nước tiêu thụ dầu đi mua dầu trên thị trường toàn cầu.

Trái lại, khí đốt được vận chuyển chủ yếu bằng đường ống dẫn. Chỉ có 13% nguồn khí đốt thế giới được cung cấp thông qua các bình chứa khí hóa lỏng. Điều này khiến khí đốt mang tính chất thiên về mặt hàng khu vực hoặc lục địa, với người bán kẻ mua đều có liên hệ trực tiếp với nhau.

Bên mua khó tìm khí đốt thay thế hơn so với dầu mỏ, bởi lẽ việc đặt các đường ống dẫn khí hay xây các bến nhập hoặc xuất khí đốt hỏa lỏng mới có thể tiêu tốn tới hàng tỷ USD và mất nhiều năm. Do đó, các gián đoạn về khí đốt thường dễ cảm nhận một cách nhanh chóng và có thể kéo dài.

Chi phí thực sự từ việc mua khí đốt của Nga

Việc các nước châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga, đặc biệt là khí đốt, khiến chính sách đối ngoại của họ trở nên phức tạp.

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch tấn công Ukraine vào cuối tháng 2/2022, giới quan sát đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc nói trên trong nhiều thập kỷ đã khiến chính quyền của Tổng thống Putin thêm cứng rắn còn các chính phủ châu Âu thì ngần ngại khi đối mặt với các động thái của chính quyền Nga. Không phải ngẫu nhiên Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào tháng 2 - thời điểm châu Âu lạnh nhất và có nhu cầu cao nhất về khí đốt để sưởi ấm các tòa nhà.

Do mạng lưới khí đốt châu Âu vắt qua nhiều nước, việc Nga khóa van khí đốt dẫn sang Ba Lan và Bulgaria đã ảnh hưởng đến không chỉ hai nước đó. Giá gas sẽ tăng khi áp lực khí đốt trong các đường ống chạy từ hai nước này tới các quốc gia khác sụt giảm. Việc thiếu hụt khí đốt cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới cả những nước nằm xa dưới thượng nguồn dòng chảy khí đốt, như là Pháp và Đức.

Đối sách của các nước EU

Nếu các nước châu Âu có thể giảm nhanh việc tiêu thụ khí đốt còn các nhà máy điện chạy bằng khí đốt của họ lựa chọn các nguồn nhiên liệu khác thì họ có thể làm chậm tiến trình đau đớn. Việc sử dụng nhiều hơn khí hóa lỏng nhập khẩu thông qua các bến ven biển cũng giúp cải thiện phần nào tình hình.

Về dài hạn, Liên minh châu Âu đang nỗ lực tăng hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà hiện nay, giờ đã hiệu quả so với các tòa nhà của Mỹ. Họ cũng hướng tới việc bơm đầy các kho dự trữ khí đốt lên tới 90% công suất trong các mùa thấp điểm khi nhu cầu về khí đốt thấp hơn. Ngoài ra, EU cũng có thể đẩy mạnh sản xuất khí sinh học tại địa phương, dùng để thay thế khí đốt hóa thạch. Khí sinh học được tạo ra từ rác thải nông nghiệp cũng như các nguồn hữu cơ khác, có thể tái tạo được.

Xây dựng thêm các bến để nhập khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, Canada và các nước "thân thiện" khác của EU cũng là một sự lựa chọn. Tuy nhiên, việc tạo ra cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch sẽ xung đột với các nỗ lực giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để làm chậm lại tình trạng biến đối khí hậu.

Một ưu tiên chính của EU là gia tăng các nhà máy điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt và điện hạt nhân càng sớm càng tốt để thay thế cho các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên. Giải pháp nữa là thay thế hệ thống sưởi bằng khí đốt bằng các bơm nhiệt chạy bằng điện - thiết bị này cũng giúp nhiệt độ ở châu Âu trong các đợt sóng nhiệt vào mùa hè. Các giải pháp này đều phù hợp với các mục tiêu khí hậu của EU. Như vậy, việc Nga khóa van khí đốt có thể lại giúp các nước châu Âu chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng điện năng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên tất cả các giải pháp này đều tốn thời gian. Và trước mùa đông sắp tới, châu Âu không có nhiều lựa chọn.

Nga đóng van khí đốt có phản tác dụng?

Một mặt việc này gây đau đớn cho người châu Âu; mặt khác, động thái đó cũng không dễ chịu nhiều với Nga vì Nga cũng rất cần tiền.

Hiện nay Tổng thống Putin đang ép các nước "không thân thiện" thanh toán năng lượng Nga bằng đồng rúp để thúc đẩy đồng nội tệ Nga đã bị mất giá do tác động từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Tuy nhiên, có những nước như Ba Lan và Bulgaria từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Một câu hỏi quan trọng hiện nay là châu Âu cần khí đốt Nga hơn hay là Nga cần tiền từ việc bán năng lượng cho châu Âu hơn.


Tin khác

Tài chính

Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...
 
Kinh Bắc (KBC) báo lợi nhuận ròng quý 3/2024 gấp 14 lần năm trước, mỗi ngày thu về hơn 1 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng
Lũy kế 9 tháng, Đô thị Kinh bắc mang về doanh thu 1.994 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 351 tỷ...
 
Reuters: Thêm một Tập đoàn năng lượng tái tạo thuộc hàng lớn nhất thế giới huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Enel từng tuyên bố vào năm 2022 họ muốn đầu tư các nhà máy có thể tạo ra 6GW năng...
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ không thiếu điện
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm...

Thị trường

Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...
 
Hội thảo Flavors 2024: Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành ẩm thực và đồ uống Việt Nam
Ngày 18/09, Hội thảo Flavors 2024 sẽ trở lại tại Khách sạn New World Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh....
 
Techfest International Investment tham gia Megaus Expo 2024, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam
Ngày 22/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Sở Khoa học và...

Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hiến 10.000 m³ đất để đắp đê chống lũ
Dù vừa mới thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì bão số 3, doanh nghiệp này vẫn sẵn sàng xung...
 
PNJ khẳng định vị thế “top đầu” ngành bán lẻ về đóng góp ngân sách
PNJ khẳng định vị thế hàng đầu ngành bán lẻ không chỉ qua những con số kinh doanh ấn tượng,...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.46829 sec| 1884.945 kb