Search
Thứ 4, 29/11/2017, 11:08 AM

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

(Kinh tế) - Mới đây, báo cáo về chất lượng cuộc sống của những nữ công nhân Việt làm việc tại hai nhà máy Samsung Thái Nguyên và Bắc Ninh do IPEN – tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển – thực hiện đã gây nhiều tranh cãi. Trong khi điều tra của IPEN kết luận những nữ lao động đã phải chịu nhiều vấn đề đối với cả sức khỏe lẫn tinh thần thì Samsung đã lên tiếng bác bỏ, cho rằng loại thông tin tiêu cực như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và hoạt động kinh doanh của hãng. Dù vẫn chưa có sự kiểm chứng và đánh giá độc lập từ các bên thứ ba, tuy nhiên câu chuyện trên cũng rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

Báo cáo của IEPN cho thấy lao động nữ làm việc tại nhà máy Samsung phản ánh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe

Theo này, tổ chức IPEN cùng với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) có trụ sở tại Hà Nội đã tiến hành phỏng vấn 45 nhân viên của Samsung Vietnam và đưa ra kết luận: Các nhân viên không nhận được hợp đồng lao động từ phía công ty. Mức độ tiếng ồn ở khu vực sản xuất cao hơn nhiều so với mức độ cho phép theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tất cả các lao động được phỏng vấn đều cho biết họ cảm thấy mỏi mệt trầm trọng và chóng mặt. Hơn nữa, nhiều nữ công nhân đã bị xảy thai. Ngoài ra, họ còn phải đứng làm việc trong suốt 8 đến 12 giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại cả ngày và đêm. Lao động nữ đang cũng phải đứng làm việc để tránh bị giảm lương. Báo cáo cũng cho biết, hơn một nửa số người tham gia phỏng vấn có con nhỏ nhưng chủ yếu đều phải sống xa con và phải nhờ ông bà sống ở nơi khác chăm sóc hộ. Người lao động còn gặp vấn đề về thị lực, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, đau chân… IPEN cùng CGFED cũng khuyến nghị cần thiết phải có sự điều tra bổ sung về việc rò rỉ hóa chất. Người lao động tại Samsung đang phải làm việc trong môi trường mở tiếp xúc với nhiều loại hóa chất đa dạng nhưng lại không nhận thức được về những rủi ro hóa chất trong công đoạn lắp ráp, … và còn rất nhiều vấn đề khác.

Phía sau những sản phẩm thời thượng

Mấy tháng trước, tờ The Guardian của Anh có bài Cuộc sống và Cái chết bên trong Tử cấm thành Apple (Life and death in Apple’s forbidden city) nói về cuộc sống của gần nửa triệu công nhân Trung Quốc (phần đông là nữ) đang ngày đêm làm việc trong các nhà máy của Tập đoàn Foxconn – đơn vị chế tạo chính những sản phẩm cho Apple theo hợp đồng thuê ngoài – tại khu công nghiệp Long Hoa (Thẩm Quyến), quy mô như một thành phố, hoàn toàn khép kín và đầy bí ẩn. Tới nay, Apple đã bán được hơn 1 tỷ chiếc iPhone trên toàn cầu và thu về khổng lồ, nắm giữ gần 250 tỷ USD tiền mặt (gấp nhiều lần ngân sách của cả Việt Nam) mà chưa biết phải tiêu vào đâu. Foxconn dù chỉ làm thuê cho Apple, hớt chút “váng” của thị trường, cũng đã là công ty lớn nhất Đài Loan với doanh thu năm 2016 đạt gần 140 tỷ USD, đồng thời là nhà xuất khẩu và công ty sử nhiều lao động nhất Trung Quốc (hơn 1 triệu công nhân).

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

Công nhân của Foxconn và chiếc iPhone mới hoàn thành cho Apple

Đằng sau những thành công của Apple và Foxconn với chiếc iPhone lại là những mảng tối khác: cuộc sống đầy vất vả, áp lực và căng thẳng, cũng như tương lai bất định của những công nhân hay “nô lệ” kiểu mới. Tình trạng tồi tệ tới mức không ít người trong số họ lựa chọn giải thoát bằng hình thức tự tử, khiến Foxconn phải lắp đặt cả những tấm lưới khổng lồ tại các khu nhà để ngăn chặn tình trạng nhảy lầu. Trong một phóng sự điều tra độc lập do Đài truyền hình Nhật Bản thực hiện, những cô gái Trung Quốc đứng lắp ráp các bộ phận của iPhone, iPad trong điều kiện hết sức độc hại (tiếp xúc nhiều với hóa chất), dẫn tới ảnh hưởng với sức khỏe, họ dễ mắc các chứng như ung thư, máu trắng, thậm chí cả vô sinh dù tuổi đời còn rất trẻ. Tuổi thanh xuân của họ đang bị chôn vùi khi không có cả thời gian để yêu và lập gia đình. Sắp tới, Foxconn còn có kế hoạch thay thế hàng vạn lao động bằng robot để tiết kiệm chi phí và đón đầu làn sóng 4.0, tương lai của những công nhân mất việc khi đó sẽ ra sao?

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

Một công nhân Foxconn trong ký túc xá ở Longhua. Các căn phòng thường được cho là dành cho 8 người

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

Apple, Samsung và Foxconn, ba công ty điện tử lớn nhất thế giới về doanh thu. Ngoại trừ Apple không trực tiếp chế tạo sản phẩm của mình, Samsung cũng như Apple phải sử dụng rất nhiều nhân công trên thế giới

So với Foxconn, Samsung – tập đoàn điện tử hùng mạnh nhất Hàn Quốc (và cũng gần như nhất thế giới) thậm chí còn có quy mô lớn và nổi tiếng hơn nhiều, có lẽ chỉ chịu kém cạnh Apple về doanh thu, lợi nhuận và thương hiệu. Nếu Trung Quốc là công xưởng của Foxconn thì Samsung lại đang chọn Việt Nam để làm cứ điểm chế tạo những sản phẩm như hay bảng đời , phục vụ mục tiêu xuất khẩu. Rất nhiều chiếc điện thoại Samsung Galaxy đang bán ở Mỹ, châu Âu hay khắp thế giới có nguồn gốc từ Việt Nam. Hiện nay Samsung chính là nhà đầu tư nước ngoài (tổng vốn đăng ký 17 tỷ USD) và công ty xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (mục tiêu 50 tỷ USD, chiếm gần 25% giá trị xuất khẩu của cả Việt Nam năm 2017) – những con số biết nói cho thấy nền Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng lớn vào Samsung. Trên thực tế, chính phủ của chúng ta cũng đang giành cho Samsung những ưu đãi quá lớn, như quy định về việc thuê đất hay miễn thuế thu nhập trong dài hạn, vượt xa các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, dù doanh thu xuất khẩu cực lớn, nhưng Samsung không đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam, khi con số thuế mà họ phải đóng rất khiêm tốn (năm 2016 chỉ hơn 2000 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 của Viettel). Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn có dấu hiệu sử dụng những mánh khóe tài chính như chuyển giá, kiếm bộn lợi nhuận, nhưng phần lớn không để ở lại Việt Nam, mà chuyển hết về công ty mẹ hay những nơi khác trên thế giới.

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

Samsung đang trở thành công ty lớn nhất Việt Nam, nhận quá nhiều ưu đãi (đóng thuế thấp, được thuê đất trong dài hạn), nhưng chưa có những nghiên cứu đánh giá nghiên túc về hiệu quả Samsung mang lại với kinh tế, môi trường và Việt Nam

Về của người lao động, hiện vẫn chưa có bất cứ đánh giá nào từ một tổ chức uy tín độc lập, cho nên chưa thể vội vã đưa ra kết luận. Tuy nhiên, người viết tin rằng, với bản chất của tư bản là luôn đi tìm kiếm sự tối ưu lợi nhuận, Samsung đầu tư sang các nước đang phát triển như Việt Nam chỉ để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ (không phải để giúp Việt Nam), cho nên họ sẽ tìm cách cắt giảm từng đồng, và như vậy, điều kiện sống và làm việc của những công nhân có lẽ cũng chẳng khá hơn là bao so với nhà máy của Foxconn bên Trung Quốc. Vì vậy, kết luận như của IPEN không hẳn là không có cơ sở.

Cần điều chỉnh chính sách

Nữ công nhân Samsung và câu chuyện chính sách

Ở một góc độ nào đó, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào một ông lớn ngoại quốc như Samsung, mà nên hậu thuẫn để cho những doanh nghiệp kỹ nghệ do người Việt làm chủ như Mỹ Lan lớn mạnh, tạo ra nhiều giá trị và đóng góp lớn hơn cho đất nước. Trong hình là nhà máy đẹp như một ốc đảo của Tập đoàn Mỹ Lan tại Trà Vinh, công ty luôn chăm lo đời sống cho công nhân viên rất tốt (nhà ăn và khu vệ sinh đẹp như khách sạn 5 sao), thay vì chỉ tập trung bóc lột công nhân để gia tăng lợi nhuận

Việt Nam là nước đang phát triển, xuất phát điểm chậm hơn so với nhiều nước láng giềng trong khu vực, cho nên hiện phải cam chịu thân phận làm thuê cho họ. Làm thuê không có gì xấu, một số tập đoàn lớn của Đài Loan, Trung Quốc như Foxconn cũng đi lên từ kiếp gia công, lắp ráp, và nay trở thành những tay chơi lớn toàn cầu. Chúng ta hoàn toàn có thể đạt được thành công tương tự nếu biết huy động, tích lũy nguồn lực và có chính sách đúng đắn để hậu thuẫn cho sự phát triển của tầng lớp tư bản dân tộc. Điều quan trọng hơn ở đây là chúng ta dường như đã quá dễ dãi trong việc mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, ưu tiên cho họ rất nhiều đãi ngộ, song lại làm ngơ những cam kết về bảo việc môi trường, cũng như quyền lợi của người lao động. Mong Nhà nước hãy lưu tâm, đưa ra những chủ trương chính sách cho hợp lý, đừng để dân ta bị bóc lột ngay trên chính quê hương của mình.


Tin khác

Tài chính

Mở tài khoản Chứng khoán VPS trên Viettel Money nhận tới 550.000đ
Từ nay, thay vì phải chuyển đổi nền tảng để thực hiện giao dịch như nạp, rút tiền để mua...
 
Justatee, Bigdaddy và Double2T “Rượt đuổi” cực chiến trong MV “Về nhà ăn tết 2”
Tiếp nối thành công 6 năm trước, “Về nhà ăn Tết” trở lại trong phần 2 với sự “bắt tay”...
 
‘Tích tiểu thành đại' từ tài khoản tích luỹ chỉ với 2000 đồng
Khác với hình thức gửi tiết kiệm thông thường yêu cầu một khoản tiền đủ lớn để hưởng lãi suất...
 
Chuyến xe Chuyển động số với Viettel Money: Để công nghệ nối liền một dải quê hương
Mong muốn thúc đẩy tiến trình số hóa tại Việt Nam, chuyến xe Chuyển động số của Viettel Money chính...

Thị trường

Động thái mới của Uỷ ban Chứng khoán quyết định tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương vừa chủ trì cuộc họp trao đổi giải...
 
Góc nhìn CTCK: Rủi ro ngắn hạn chưa có dấu hiệu gia tăng, đà hồi phục còn tiếp diễn
Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đa phần nghiêng về kịch bản đà hồi phục...
 
Mỹ phẩm cỏ mềm đồng hành cùng hoa hậu H'Hen Niê hướng về trẻ em vùng cao
Vừa qua, Hoa hậu H'Hen Niê cùng thương hiệu Mỹ phẩm Thiên nhiên Cỏ Mềm đã cùng hỗ trợ xây...
 
Vì sao công ty chứng khoán hạ dự báo VN-Index xuống quanh 1.260 điểm?
Áp lực tỉ giá, FED còn tăng lãi suất là những yếu tố khiến thị trường chứng khoán Việt Nam...

Doanh nghiệp

TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...
 
Shark Phú nói về
"Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội...
 
VinFast đăng tuyển hàng loạt nhân sự tại Ấn Độ, yêu cầu
Các nhân sự được tuyển dụng sẽ làm việc tại văn phòng công ty ở Gurugram, một thành phố vệ...
 

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.71555 sec| 1918.984 kb