Đây là món ăn dân dã với vị ngon đặc trưng đúng chất ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Lẩu cá kèo lá giang ngon nhất nhờ có cá kèo tươi sống. Cá cho trực tiếp vào nồi không bị tanh, ngược lại, nước dùng thêm ngọt, thịt cá mềm và thơm nức. Thịt cá dai ngọt, lá giang chua nhẹ ăn cùng hoa chuối, rau đắng, giá đỗ, rau muống chẻ… khá hấp dẫn. Nước chấm của món lẩu này là nước mắm me.
Đặc biệt, nước dùng của lẩu cá kèo lá giang không trong mà vẩn lên những váng mỡ vàng óng, béo ngậy. Nếm thử ngụm đầu tiên đã thấy độ ngọt, chua, hơi cay cay còn đọng lại nơi cuống họng, thực sự khó quên với những thực khách muốn trải nghiệm văn hóa ẩm thực vùng miền mới lạ.
Lẩu mắm thơm ngon tròn vị được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thưởng thức mắm ở miền Tây, và là món ăn mọi du khách không nên bỏ qua khi đến vùng sông nước này.
Đây là món ăn có nước dùng được nấu từ hai loại mắm chỉ có ở vùng đất này. Không như nhiều loại lẩu khác, lẩu mắm dung nạp mọi thứ cá thịt tùy ý thích của từng người ăn một cách rất hào phóng. Vậy nên không hề quá lời, khi gọi lẩu mắm là bản giao hưởng của ẩm thực miền Tây.
Lẩu mắm kích thích vị giác của người ăn bởi hương thơm đậm đà, thịt thà phong phú cùng nhiều loại rau đặc trưng vùng sông nước như điên điển, cọng bông súng, rau đắng, hoa so đũa, thèo nèo…
Món ăn này chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi ở miền Tây, tức là từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa này xuất hiện nhiều cá linh, đặc biệt đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo. Loại cá này được xem là đặc sản của mùa nước nổi. Ngoài cá linh, mùa nước nổi còn đem đến một sản vật khác đó là hoa điên điển, loại hoa nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương.
Vị ngon độc đáo của món ăn này được tạo nên là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Chính nhờ tất cả hương vị và gia vị chỉ có riêng ở miền Tây đã càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ.
Đây là món ăn hết sức đơn giản, thể hiện nét quê chân chất và dân dã của người miền Tây sông nước. Lẩu lươn miền Tây có vị chua nhờ cơm mẻ, me xanh hay trái giác. Lươn ăn lẩu là lươn sống, khi nước sôi thì thả vào cho ngọt nước. Các loại rau ăn kèm của món ăn này rất phong phú trong đó chủ chốt phải có là bắp chuối bào, ngoài ra còn có rau muống, rau nhút, kèo nèo, giá, bạc hà…
Lẩu ngon phải tùy thuộc vào công đoạn nêm nếm nước lẩu, phải đủ vị chua cay ngọt mặn nhưng lại không giống canh chua bình thường. Lẩu lươn là món có tính giải nhiệt nên rất thích hợp ăn vào những ngày có thời tiết oi bức.
Lẩu cháo cua đồng là món ăn phổ biến tại các tỉnh miền Tây nhất là vùng đất xứ dừa Bến Tre. Món ăn này rất tốt cho sức khỏe, thanh nhiệt, bổ sung canxi.
Muốn nồi lẩu được ngon thì phải nấu bằng những con cua tươi. Đặc biệt món ăn này đòi hỏi trình độ cao của người đầu bếp, phải nấu sao cho lẩu vẫn giữ được độ thơm ngọt nhưng cháo lại không được có vị tanh. Lẩu cháo cua đồng ăn kèm rau má, rau đắng, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi và mướp hương.
Lẩu cháo cua đồng tuy khá mất thời gian chế biến nhưng rất dễ ăn, rất hợp để đổi món khi bạn và gia đình không còn mấy hứng thú với các bữa cơm lặp đi lặp lại hàng ngày.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]