- Trong nước
- Thế giới
- Kinh tế
- Bất động sản
- Pháp luật
- Giải trí
- Du lịch
- Ẩm thực
- Sức khoẻ
- Công nghệ
- Xe 360
- Đời sống
Ngày 28/3, tờ Dân trí đưa tin, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (mã chứng khoán DQC) vừa ban hành Nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông trả nốt cổ tức đợt 2 năm 2016 bằng tiền mặt.
Ngày đăng ký cuối cùng và thời gian thanh toán tạm ứng cổ tức đợt 2 lần lượt là 7/4/2017 và 5/5/2017.
Theo điều khoản nêu tại nghị quyết này, tỷ lệ tạm ứng cổ tức là 15%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu DQC sẽ nhận được 1.500 đồng. Như vậy, với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của Bóng đèn Điện Quang khoảng 32 triệu cổ phiếu, dự kiến, công ty này sẽ dự chi khoảng 48 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức này.
Gia đình Thứ trưởng Kim Thoa sắp nhận 17,7 tỉ tiền mặt từ Điện Quang |
Theo tờ báo này, với việc bản thân Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, 2 con gái, em ruột, mẹ ruột nắm nhiều tài sản tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, trong đợt tạm ứng cổ tức đợt 2 này, gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa dự kiến sẽ thu về hơn 17,7 tỷ đồng tiền mặt.
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, TS Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho rằng việc chi trả cổ tức tiền mặt cho gia đình bà Thoa vào thời điểm này phải hết sức thận trọng.
Theo TS Kiêm, sau khi dư luận lên tiếng về việc Thứ trưởng Bộ Công Thương và người thân sỡ hữu nhiều tài sản có giá trị lớn tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo các cơ quan tiến hành kiểm tra, xem xét, làm rõ vấn đề.
Đến thời điểm này, chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc này nên việc trả cổ tức tiền mặt cho gia đình bà Thoa là chưa phù hợp.
“Theo tôi cần phải chờ các cơ quan khác đưa ra kết luận cụ thể. Theo đó, phải làm rõ xem cổ phiếu, tài sản đó có được mua theo tính chất thị trường đúng quy định của Luật pháp hay không. Nếu phía Điện Quang vội chi trả ngay, sau này kết luận công bố ra có những sai phạm khác thì sẽ rất phức tạp. Khi đó ai giải quyết những vấn đề này và hậu quả như thế nào? Số tiền đã trả ai sẽ chịu trách nhiệm và ai thu hồi?”, ông Kiêm đặt câu hỏi.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẳng định, với những khối tài sản còn chưa rõ ràng, nhất là cổ phiếu, trong trường hợp Công ty Điện Quang muốn chi trả cho đối tượng nào đó phải được Ủy ban chứng khoán, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý khác đồng ý mới được thực hiện.
“Đây là tài sản của nhà nước chứ không phải là tài sản riêng của mỗi cá nhân đó. Đối với Công ty Điện Quang cũng vậy. Hiện nay cổ đông lớn tại Công ty này chủ yếu là những người thân trong gia đình bà Thoa. Bản thân Công ty bóng đèn Điện Quang vẫn chịu áp lực từ Bộ Công Thương. Vì vậy, trong trường hợp này, họ phải chờ đợi các cơ quan chức năng kết luận đúng sai cụ thể rồi mới chi trả cổ tức cho gia đình bà Thoa. Những cổ đông khác nếu cổ phiếu có chứng nhận rõ ràng, công khai minh bạch thì có thể chi trả bình thường theo thỏa thuận của 2 bên”, ông Kiêm nhấn mạnh.
Đối với tài sản của gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa tại Công ty bóng đèn Điện Quang, PGS.TS Lê Cao Đoàn khẳng định, nếu đó là những cổ phiếu có nguồn gốc rõ ràng thì việc doanh nghiệp trả cổ tức trên 17 tỷ đồng hoàn toàn bình thường và đúng luật.Cùng đưa ra quan điểm, PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Trung ương đánh giá, trong nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, việc doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông là hoàn toàn bình thường. Các cổ đông sẽ căn cứ vào giá trị tài sản nhận được để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.
“Tuy nhiên hiện nay tài sản của bà Thoa và người thân vẫn còn nhiều điều đang phải xem xét. Vì vậy, vấn đề trả cổ tức cần phải được làm rõ thêm”, ông Đoàn nhấn mạnh.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]