Search
Thứ 4, 20/04/2022, 20:49 PM

Phương Tây nắm giữ thứ khiến ngành nông nghiệp Nga "điêu đứng"

(Kinh tế) - Một khi nguồn cung cấp hạt giống của Nga bị gián đoạn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lương thực của nước này, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến thị trường lương thực toàn cầu.

Phương Tây nắm giữ thứ khiến ngành nông nghiệp Nga điêu đứng: Thế giới cũng bị vạ lây? - Ảnh 1.

Bayer - công ty dược phẩm và vật tư nông nghiệp nổi tiếng thế giới của Đức - mới đây tuyên bố ngừng "mọi hoạt động kinh doanh không thiết yếu" tại Nga và Belarus. Ảnh: Baijiahao

Trước các biện pháp trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga trên nhiều lĩnh vực, sau khi xem xét việc ngừng cung cấp khí đốt sang châu Âu, Nga - một trong những nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới - cũng tuyên bố giám sát việc xuất khẩu lương thực sang "các quốc gia không thân thiện".

Tuy nhiên, việc sản xuất lương thực không thể tách rời hạt giống. Và những ông lớn trong ngành công nghiệp hạt giống ở phương Tây cũng đã nhắm vào điểm yếu của Nga: phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu hạt giống.

Những ông lớn phương Tây "tung chiêu độc"

Mới đây, Bayer - công ty dược phẩm và vật tư nông nghiệp nổi tiếng thế giới của Đức - đã tuyên bố ngừng "mọi hoạt động kinh doanh không thiết yếu" tại Nga và Belarus.

Trong tuyên bố, Bayer nói rằng, họ đã cung cấp vật tư nông nghiệp năm 2022 cho nông dân Nga, nhưng vẫn chưa quyết định có tiếp tục gửi vật tư nông nghiệp đến Nga vào năm 2023 và xa hơn nữa hay không, "điều này sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình ở Ukraine".

Bayer - có trụ sở chính tại Leverkusen (Đức) - chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, sức khỏe người và khoa học cây trồng. Hoạt động kinh doanh nông nghiệp của họ chủ yếu liên quan đến bảo vệ thực vật, hạt giống và nông nghiệp kỹ thuật số…

Năm 2018, Bayer trở thành gã khổng lồ trong ngành hạt giống toàn cầu sau khi hoàn tất thương vụ mua lại tập đoàn Monsanto có trụ sở tại Mỹ. Thống kê cho thấy, năm 2020, Bayer chiếm khoảng 20% ​​thị phần ngành hạt giống toàn cầu, đứng đầu thế giới.

Trên thực tế, trước khi Bayer đưa ra tuyên bố, hai trong số "bốn lương thực của thế giới" là các tập đoàn Cargill và Archer Daniels Midland (ADM) của Mỹ từng cho biết, họ sẽ thu hẹp các hoạt động không thiết yếu ở Nga và ngừng đầu tư.

Theo thống kê của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), "Bốn đại gia lương thực của thế giới" bao gồm ADM, Bunge, Cargill và Louis Dreyfus kiểm soát 75% -90% hoạt động buôn bán lương thực của thế giới.

Phương Tây nắm giữ thứ khiến ngành nông nghiệp Nga điêu đứng: Thế giới cũng bị vạ lây? - Ảnh 2.

ADM, Bunge, Cargill và Louis Dreyfus kiểm soát 75% -90% hoạt động buôn bán lương thực của thế giới. Ảnh: Baijiahao

Nhắm trúng điểm yếu của Nga

Trang Ifeng của Trung Quốc nhận định, động thái của các "ông lớn" trong ngành hạt giống phương Tây là nhằm gây sức ép lên Nga bằng cách kiểm soát hạt giống và vật tư nông nghiệp.

Tuy là một trong những nhà xuất khẩu lương thực lớn của thế giới, nhưng Nga đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nhập khẩu hạt giống.

Thống kê cho thấy, hiện nay, lượng nhập khẩu ngô giống của Nga chiếm khoảng 60% tổng lượng trồng, hạt cải dầu là 88% và củ cải đường là gần 100%. Ngoài ra, đậu tương, khoai tây, hoa hướng dương... cũng được trồng nhiều bằng hạt giống nhập khẩu. Khu vực Trung tâm Trái đất đen ở miền trung nước Nga chính là nơi gieo trồng chủ yếu của các loại hạt giống phương Tây.

Theo số liệu từ trang Economic Trends, năm 2020, Pháp, Đức và Mỹ là ba nguồn nhập khẩu hạt giống lớn của Nga.

Trong những năm gần đây, để giảm bớt sự phụ thuộc vào hạt giống nhập khẩu và thúc đẩy nội địa hóa hạt giống, Nga cũng đã đưa ra kế hoạch phát triển hạt giống bằng cách tăng cường hệ thống luật pháp liên quan và đầu tư nguồn lực, nhưng hiệu quả tương đối hạn chế.

Một quan chức của Ủy ban Hỗn hợp về Chính sách Nông nghiệp và Lương thực và Quản lý Môi trường Nga cho biết, mục tiêu tự cung tự cấp hạt giống khoai tây và củ cải đường đang ở "mức thảm hoạ".

Khoai tây được người Nga gọi là "bánh mì thứ hai" vì chúng được ăn hàng ngày. Vị quan chức này tiết lộ rằng, trong những năm gần đây, tỷ lệ hạt giống khoai tây nhập khẩu của Nga trên tổng diện tích gieo trồng ngày càng tăng, từ khoảng 54% vào năm 2017 lên 80,4% vào năm 2021.

Stephen Wegren - tác giả cuốn sách "Cuộc cách mạng lương thực của Nga: Chuyển đổi hệ thống lương thực" - cho biết, mặc dù hoạt động trồng trọt sớm của Nga trong năm 2022 đang diễn ra thuận lợi, nhưng các kế hoạch trồng trọt trong tương lai có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hạt giống.

Bộ Nông nghiệp Nga cũng dự đoán rằng, nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn tiếp diễn, các loại giống cây trồng như củ cải đường, ngô và hướng dương có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong tương lai do gián đoạn nhập khẩu.

Phương Tây nắm giữ thứ khiến ngành nông nghiệp Nga điêu đứng: Thế giới cũng bị vạ lây? - Ảnh 3.

Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Ảnh: Ifeng

Giá lương thực lại biến động

Tại sao một nước xuất khẩu lương thực lớn lại phụ thuộc vào hạt giống nhập khẩu?

Báo "Luận cứ và sự thật" của Nga cho rằng, điều này không có nghĩa là không có hạt giống nội địa trên thị trường Nga, mà do người Nga dường như không mấy quan tâm đến chúng. 

Một nông dân ở thành phố Irkutsk của Nga thẳng thắn cho biết: "Năng suất hạt giống nội địa thấp và hình thức không đẹp".

"Vào đầu những năm 1990, khi công nghệ nước ngoài tràn vào Nga, các nhà tư bản phương Tây bán hạt giống tốt cho người Nga với giá thấp, nông dân Nga dần dần ngừng mua hạt giống nội địa. Đến khi các công ty nước ngoài tiêu diệt xong đối thủ cạnh tranh, họ lại bắt đầu tăng giá", người nông dân nhớ lại.

Stephen Wegren phân tích rằng, việc các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài đồng nghĩa với việc Chính phủ Nga sẽ phải đối mặt với áp lực về thời vụ gieo trồng và trợ cấp nông nghiệp trong tương lai.

"Với ưu tiên hàng đầu là an ninh lương thực trong nước, Nga có thể không đạt được mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu lương thực từ năm 2020 đến năm 2024", ông Wegren phân tích.

Ông Wegren cũng cho biết, nếu Nga muốn tăng sản lượng lương thực lên 140 triệu tấn/năm vào năm 2025, nước này sẽ phải khắc phục được vấn đề phụ thuộc vào hạt giống nhập khẩu, máy móc thiết bị nông nghiệp nhập khẩu và thuốc trừ sâu nhập khẩu.

Do tác động liên tục của các yếu tố như , cũng như cuộc xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, giá lương thực toàn cầu đã ở mức cao. Tờ Financial Times (Anh) cho rằng, động thái của những "ông lớn" trong ngành hạt giống phương Tây như Bayer có thể dẫn đến biến động và tăng giá lương thực toàn cầu.

Theo Financial Times, một khi nguồn cung cấp hạt giống của Nga bị gián đoạn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lương thực của nước này, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến thị trường lương thực toàn cầu. Và đối tượng đầu tiên phải chịu thiệt hại có thể là những nước vốn đã nghèo và cực kỳ phụ thuộc vào các nước khác về lương thực.


Tin khác

Tài chính

Ngành nhượng quyền Việt Nam: Còn 'non xanh' và 2 huyệt tử cần tránh
So với Việt Nam, các quốc gia có ngành phát triển trong khu vực châu Á đã đi trước 20-30...
 
Kinh Bắc (KBC) báo lợi nhuận ròng quý 3/2024 gấp 14 lần năm trước, mỗi ngày thu về hơn 1 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng
Lũy kế 9 tháng, Đô thị Kinh bắc mang về doanh thu 1.994 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 351 tỷ...
 
Reuters: Thêm một Tập đoàn năng lượng tái tạo thuộc hàng lớn nhất thế giới huỷ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
Enel từng tuyên bố vào năm 2022 họ muốn đầu tư các nhà máy có thể tạo ra 6GW năng...
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ không thiếu điện
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm...

Thị trường

Luxury Gold & Diamond ưu đãi khai trương showroom trang sức tại Cần Thơ
Sáng ngày 29/10/2024, Luxury Gold Diamond khai trương showroom trang sức kim cương quy mô lớn tại Cần Thơ,...
 
Bộ Công Thương lý giải việc chưa thể cấm ngay Temu
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), việc cấm ngay các sàn thương mại...
 
Hội thảo Flavors 2024: Phát triển nội lực bền và tiềm năng lớn của ngành ẩm thực và đồ uống Việt Nam
Ngày 18/09, Hội thảo Flavors 2024 sẽ trở lại tại Khách sạn New World Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh....
 
Techfest International Investment tham gia Megaus Expo 2024, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam
Ngày 22/8, tại Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Sở Khoa học và...

Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hiến 10.000 m³ đất để đắp đê chống lũ
Dù vừa mới thiệt hại hàng chục tỷ đồng vì bão số 3, doanh nghiệp này vẫn sẵn sàng xung...
 
PNJ khẳng định vị thế “top đầu” ngành bán lẻ về đóng góp ngân sách
PNJ khẳng định vị thế hàng đầu ngành bán lẻ không chỉ qua những con số kinh doanh ấn tượng,...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.56029 sec| 1892.648 kb