Search
Thứ 6, 12/05/2017, 15:21 PM

Xử lý chất thải chăn nuôi: Loay hoay tìm giải pháp

(Kinh tế) - Trong khi hầu hết là các nông trại, hộ nuôi thường coi chất thải chăn nuôi là “không nguy hiểm”, không có biện pháp xử lý mà xả thẳng ra môi trường.

Trong khi hầu hết là các nông trại, hộ nuôi thường coi chất thải chăn nuôi là “không nguy hiểm”, không có biện pháp xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Gần đây lại thêm tình trạng lợn mất giá, xác lợn chết bị vứt bừa bãi trôi nổi trên sông. Tất cả đang góp phần làm nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình hình càng lo ngại hơn ở những vùng nuôi tập trung số lượng lớn như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long...

Nuôi dễ, chống ô nhiễm khó

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có khoảng 30.000 trang trại và 9 triệu hộ chăn nuôi, mỗi năm phát sinh khoảng 90 triệu tấn chất thải rắn (phân, lông, da); 50 triệu mét khối chất thải lỏng nhưng mới có 60% được xử lý, còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, chất thải của vật nuôi tuy không nghiêm trọng như sản xuất công nghiệp, nhưng với số lượng lớn và cũng chứa nhiều chất độc hại như nitơ, phốt-pho, kẽm, đồng, chì, asen... gây ô nhiễm trực tiếp cho không khí, đất, nước mặt, nước ngầm...

Ở những vùng chăn nuôi tập trung, lượng chất thải xả ra rất lớn và đầu tư hệ thống xử lý thì tốn kém.

Ở những vùng chăn nuôi tập trung, lượng chất thải xả ra rất lớn và đầu tư hệ thống xử lý thì tốn kém.

Tính đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội hình thành 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt; 4 vùng chăn nuôi lợn; 9 vùng chăn nuôi gia cầm với gần 2.000 trang trại. Tuy nhiên, chỉ có 14,3% trang trại thực hiện đánh giá tác động môi trường; 3,2% chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Số còn lại có xử lý chất thải nhưng chủ yếu chỉ xây hầm biogas, ủ làm phân bón và một số ít sử dụng chế phẩm sinh học khác. Còn chăn nuôi nông hộ thì hầu như không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải nào mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chất thải chăn nuôi xả ra ao hồ, kênh mương làm tắc nghẽn dòng chảy, bốc mùi, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai... nhưng các địa phương đang gặp khó khăn trong việc xử lý.

Nuôi tràn lan gây ô nhiễm đã đành, lại có nghịch cảnh “không nuôi” vẫn gây ô nhiễm. Gần đây, do giá lợn giảm mạnh khiến nhiều xác lợn ế, chết bị vứt bỏ xuống sông. Tại khu vực cống Ùn trên kênh Vách Bắc, địa phận xã Lăng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), người dân phát hiện tình trạng xác lợn, gà, vịt, ngan… đã chết bốc mùi hôi thối rải rác trôi trên kênh. Người đi đường cũng như khu dân cư xung quanh đều vô cùng khó chịu.

Những đơn vị phụ trách là Xí nghiệp Thủy lợi đầu mối Yên Thành cho biết, họ gặp khó khăn trong việc xử lý bởi xác động vật đã trôi dạt nhiều ngày, thối rữa khó trục vớt, tìm khu vực hợp lý để chôn lấp cũng là một vấn đề. Hiện đơn vị chỉ biết làm bản cam kết với nhiều hộ dân sinh sống ở khu vực không vứt rác, xác động vật xuống kênh nhưng không quản nổi ý thức của người dân.

Trước đó, đầu tháng 4/2017, người dân xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cũng phát hiện nhiều xác lợn, vịt, ngan… chết trôi trên kênh nước chảy qua địa bàn. Đây là những xác lợn chết bị vứt trộm lưu vực kênh N17 do Xí nghiệp Thủy lợi Quỳnh Lưu quản lý. Kênh là nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho đất canh tác và nhu cầu dân sinh cho hàng trăm hộ dân.Nếu không nhanh chóng xử lý, tình trạng trên ngoài việc gây ô nhiễm môi trường còn thêm nguy cơ lây lan theo nguồn nước.

Vẫn loay hoay tìm giải pháp

Dẫu sao chăn nuôi nhỏ vẫn là “nồi cơm” của hàng triệu hộ nông dân cả nước nên việc khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực này là bài toán rất nan giải. Một phần do thói quen sản xuất nông nghiệp của người dân, bấy lâu nay vẫn xử lý chất thải theo biện pháp… tự nhiên. Thông thường, các hộ nuôi nhỏ thì toàn bộ chất thải xả chung với hệ thống thoát nước của thôn. Dẫu biết việc xả thải kiểu này là gây ô nhiễm môi trường nhưng vì chăn nuôi là nguồn thu quan trọng của gia đình nên nhiều hộ đành làm ngơ và chấp nhận sống chung.

Phần nữa, để đáp ứng đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường; đầu tư các công trình xử lý chất thải đạt chuẩn chỉ áp dụng được với một số ít nơi nuôi công nghiệp số lượng lớn, do kinh phí đầu tư nhiều tỷ đồng nên rất ít trang trại có khả năng làm được.

Các giải pháp do Cục Chăn nuôi đưa ra là: đối với các cơ sở chăn nuôi lớn, địa phương cần rà soát lại quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái, số lượng, chủng loại để không gây quá tải, đồng thời cần có chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn như sử dụng biện pháp khí sinh học kết hợp các công nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, bảo đảm các chỉ tiêu môi trường ở mức độ chấp nhận được.

Đặc biệt, những trang trại xây mới phải nằm trong quy hoạch và xa khu dân cư, phải có hồ sơ thiết kế, đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng. Khi vận hành, nếu không bảo đảm về môi trường, các ngành chức năng phải thẩm định lại dự án. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch cần thực hiện theo định kỳ, thường xuyên.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn tiềm ẩn ở những địa phương đang đẩy mạnh chăn nuôi nhưng chưa có quỹ đất để quy hoạch vùng nuôi xa khu dân cư. Đành phải trông đợi vào việc tuyên truyền ý thức và giám sát của địa phương vốn còn rất thiếu chặt chẽ.

Bình An


Tin khác

Tài chính

Lễ công bố Quyết định xã Tân Thành đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Ngày 20/4, xã Tân Thành tổ chức Lễ công bố Quyết định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...
 
Mở tài khoản Chứng khoán VPS trên Viettel Money nhận tới 550.000đ
Từ nay, thay vì phải chuyển đổi nền tảng để thực hiện giao dịch như nạp, rút tiền để mua...
 
Justatee, Bigdaddy và Double2T “Rượt đuổi” cực chiến trong MV “Về nhà ăn tết 2”
Tiếp nối thành công 6 năm trước, “Về nhà ăn Tết” trở lại trong phần 2 với sự “bắt tay”...
 
‘Tích tiểu thành đại' từ tài khoản tích luỹ chỉ với 2000 đồng
Khác với hình thức gửi tiết kiệm thông thường yêu cầu một khoản tiền đủ lớn để hưởng lãi suất...

Thị trường

Động thái mới của Uỷ ban Chứng khoán quyết định tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương vừa chủ trì cuộc họp trao đổi giải...
 
Góc nhìn CTCK: Rủi ro ngắn hạn chưa có dấu hiệu gia tăng, đà hồi phục còn tiếp diễn
Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đa phần nghiêng về kịch bản đà hồi phục...
 
Mỹ phẩm cỏ mềm đồng hành cùng hoa hậu H'Hen Niê hướng về trẻ em vùng cao
Vừa qua, Hoa hậu H'Hen Niê cùng thương hiệu Mỹ phẩm Thiên nhiên Cỏ Mềm đã cùng hỗ trợ xây...
 
Vì sao công ty chứng khoán hạ dự báo VN-Index xuống quanh 1.260 điểm?
Áp lực tỉ giá, FED còn tăng lãi suất là những yếu tố khiến thị trường chứng khoán Việt Nam...

Doanh nghiệp

TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...
 
Shark Phú nói về
"Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội...
 
VinFast đăng tuyển hàng loạt nhân sự tại Ấn Độ, yêu cầu
Các nhân sự được tuyển dụng sẽ làm việc tại văn phòng công ty ở Gurugram, một thành phố vệ...
 

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.46575 sec| 1881.492 kb