Hiện tại, có hai câu hỏi cần được trả lời.
Thứ nhất, khả năng suy thoái của Mỹ sẽ tồi tệ như thế nào? Thứ hai, cuộc suy thoái đó có khả năng ảnh hưởng mạnh vào thị trường không?
Lạm phát Mỹ đã tăng lên 9,1% - mức cao nhất kể từ năm 1981. Đây không chỉ là con số khủng khiếp đối với các ngân hàng trung ương mà cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư không thể xem nhẹ. Mức lạm phát 9.1% thực sự là một cú sốc kép.
Cú sốc đầu tiên là lạm phát đã không thực sự đạt đỉnh như dự đoán cách đây vài tháng, khi mọi người đều cho rằng lạm phát toàn phần đạt mức cao nhất là khoảng 8,3%. Hầu hết các dữ liệu được đưa ra vào tối thứ Tư đều tồi tệ hơn dự kiến, từ lạm phát toàn phần (các nhà kinh tế dự đoán 8,8%), lạm phát cơ bản là 5,9% (dự kiến 5,7%) cho đến phạm vi tăng giá tuyệt đối.
Chi phí năng lượng được dự đoán sẽ tăng 7,5% bởi giá xăng tăng 11% trong tháng này và may mắn là đã giảm trong những tuần gần đây.
Đáng lo ngại nhất là giá thuê nhà tăng
Nhưng áp lực đối với các hộ gia đình trung bình ở Mỹ chẳng bao giờ dừng lại. Giá quần áo tăng 0,8% trong một tháng. Giá xe dù mới hay cũ cũng đều tăng vọt. Giá bảo hiểm ô tô tăng 1,9% trong tháng và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá bia, thức ăn trẻ em, thịt gà và rau quả đông lạnh đều tăng mạnh nhất trong lịch sử của cuộc khảo sát lạm phát.
Đáng lo ngại nhất là việc giá thuê nhà đã tăng 0,6% trong tháng này, đạt mức 5,8% hàng năm. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1986. Giá nhà tăng cao ở Mỹ cuối cùng cũng hiển thị trong dữ liệu CPI. Và theo Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng tại Amherst Pierpont Securities, tình trạng này sẽ còn kéo dài vô cùng dai dẳng: "Ngay cả khi giá nhà chững lại trong vài tháng tới thì cũng sẽ cần một khoảng thời gian để chi phí thuê nhà hiện trên CPI giảm dần."
Stanley nói rằng Fed nên cảnh giác ở mức báo động. Lạm phát vẫn đang gia tăng theo từng tháng, áp lực chồng chất. Những tháng gần đây, lạm phát còn ảnh hưởng nặng nề hơn vào các danh mục quan trọng. "Nói tóm lại, đó là điều tồi tệ nhất vũ trụ," ông nói.
Các chỉ số lạm phát khiến Chủ tịch của Fed Jerome Powell không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở nên quyết liệt hơn trong việc chống lạm phát và tăng lãi suất.
Trước đó, ông đã tuyên bố rằng Fed cần xem xét việc giảm lạm phát hàng tháng đã hiệu quả trong cuộc chiến chống lại sự tăng giá chưa. Giá xăng và hàng hoá sẽ giảm trong vài tháng tới nhưng lạm phát có thể chỉ giảm nhẹ.
Theo tính toán ban đầu của Stanley, lạm phát có thể giảm trở lại 9% vào tháng tới. Và theo ông, điều đó vẫn chưa đủ đảm bảo và rõ ràng để khiến cho Powell cảm thấy yên tâm.
Mức tăng 1% có thể xảy ra
Lạm phát khiến Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% tại cuộc họp vào cuối tháng này. Nhưng các nhà đầu tư cảm thấy như đang đặt cược vào thị trường trái phiếu khi cho rằng có thể Fed sẽ tăng lãi suất đến 1%.
Chỉ điều đó thôi đã là một dấu hiệu cho thấy bức tranh lạm phát đã trở nên đáng lo ngại như thế nào. Thị trường đã coi việc tăng 50 điểm cơ bản của Fed vào tháng 3 là động thái vô cùng quyết liệt. Sau đó, vào tháng 6, Powell lại gây sốc với mức tăng đến 75 điểm cơ bản.
Vào đêm thứ Tư, khi thị trường xác định được con số lạm phát của Mỹ và ngân hàng trung ương Canada tăng lãi suất chính thức lên 1%, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Raphael Bostic, đã tóm tắt lập trường của Fed chỉ bằng vài từ ngắn gọn: "Tất cả là một ván cược."
Tom Porcelli, nhà kinh tế trưởng Mỹ tại RBC Capital Markets, cho biết rằng rất có khả năng Fed sẽ tiếp tục đưa ra con số gây sốc như lần trước. Nhưng dù mức độ tăng lãi suất trong thời gian 2 tuần là bao nhiêu thì đó cũng là hướng đi khiến Porcelli lo lắng.
"Mỗi lúc Fed quyết liệt hơn thì câu hỏi được đặt ra là chúng ta sẽ trải qua loại suy thoái nào đây."
Vẫn còn một cuộc tranh luận lớn về việc liệu Mỹ có thực sự rơi vào suy thoái hay không. Trong khi ngân hàng Bank of America dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái nhẹ với lý do chi tiêu dịch vụ suy giảm một cách đáng lo ngại, số thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ yếu, có rất nhiều nhà kinh tế và chiến lược gia nhận thấy 50% khả năng Mỹ có thể né được số phận đáng buồn đó trước khi CPI được công bố.
Khả năng tránh được suy thoái càng lúc càng giảm
Nhưng theo quan điểm của Porcelli, khả năng tránh được một cuộc suy thoái chắc chắn là đang giảm xuống. Con số lạm phát gây "ấn tượng" đồng nghĩa với việc Fed cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc nâng lãi suất.
Những động thái gần đây ngày càng đưa ra nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại theo cách chưa từng có trước đây. Fed ngày càng có nhiều khả năng chọn một cuộc suy thoái do lạm phát cao liên tục có nguy cơ trở nên dai dẳng không hồi kết.
Phản ứng của thị trường tài chính đối với chỉ số CPI cho thấy ước tính này sẽ không có gì ngạc nhiên đối với các nhà đầu tư. Cổ phiếu chỉ giảm nhẹ, giá hàng hóa giảm nhưng cũng lấy lại được mặt bằng. Động thái lớn trên thị trường trái phiếu là đối với trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm và trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ đảo chiều sâu hơn, cho thấy lãi suất sẽ tăng mạnh trong thời gian tới trước khi chúng bị cắt.
Với việc Phố Wall giảm 21% trong năm nay và giá hàng hóa giảm mạnh trong tháng trước (Chỉ số Hàng hóa CBR giảm 16% kể từ ngày 9/6), nhiều thị trường tài chính dường như đã xác định sẽ có một cuộc suy thoái nhẹ ở Mỹ.
Thật vậy, ý tưởng rằng Fed sẽ sớm tăng tốc, kiểm soát lạm phát và sau đó sẵn sàng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ một nền kinh tế chậm chạp tác động lên giá cổ phiếu là một câu chuyện về việc tăng giá nhẹ đã được chấp nhận trong những tuần gần đây.
Nhưng các nhà đầu tư cần phải suy nghĩ kỹ về tác động của điều này. Ian Shepherdson, nhà kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics, cho biết yếu tố chính khiến lạm phát giảm trong năm tới sẽ là tỷ suất lợi nhuận sụt giảm trên toàn nền kinh tế khi việc tăng lãi suất đạt hiệu quả và khiến sức chi tiêu giảm xuống.
Một cuộc suy thoái có thể đã ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu, nhưng liệu cổ phiếu chiết khấu có làm giảm giá trị thu nhập không? Đối với cổ phiếu của Úc thì chắc chắn là không. Dự báo thu nhập của nước này đã thực sự tăng cao hơn một chút trong năm nay.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]