Tờ Bloomberg (Mỹ), ngày 21/8, đã đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn Diệu Tú Uyên nói về các con số đáng suy ngẫm trước tình trạng thất nghiệp của người trẻ Việt dựa trên trình độ học vấn.
Tốt nghiệp cử nhân kinh tế đi chạy xe ôm kiếm 5 triệu đồng/tháng
Bài viết dẫn hoàn cảnh cụ thể của bạn Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp cử nhân Kinh tế ở một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam, hiện 1 tháng kiếm được khoảng hơn 5 triệu đồng bằng nghề xe ôm ở Hà Nội.
Theo chia sẻ của Đức, ở trường học nặng về lý thuyết và nhiều môn chính trị. Trong khi các trường phổ thông chỉ trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản đủ để làm công việc lao động chân tay, thu nhập thấp thì các trường đại học, cao đẳng lại không chuẩn bị cho họ kỹ năng để làm những công việc phức tạp hơn.
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ Việt Nam từ 15-24 tuổi theo trình độ học vấn. Sinh viên tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số người trẻ từ 15-24 tuổi ở Việt Nam. Ảnh: Bloomberg
“Những quốc gia thành công trong việc tiến tới một giai đoạn kinh tế tiếp theo đã đạt trình độ học vấn của các quốc gia phát triển khi họ là những nền kinh tế có mức thu nhập trung bình”, ông Scott Rozelle, nhà kinh tế học phát triển của ĐH Stanford cho hay.Theo cảnh báo của Bloomberg, khi thu nhập tăng và ngành sản xuất cơ bản sẽ đổ về những quốc gia có giá nhân công rẻ hơn, điều này có thể đe dọa tới tham vọng của Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được mức thu nhập trung bình, đã được Ngân hàng Thế giới xác định là thu nhập bình quân đầu người trên 4.000 USD, hoặc gần gấp đôi so với hiện tại.
Những quốc gia không làm được việc này đã sụp đổ hoặc bị mắc kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình.
Ông Rozelle nhận định Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển các trường đại học chất lượng cao trước khi nền kinh tế của họ cần một lực lượng lao động có chất lượng cao hơn.
Ngược lại, những nền kinh tế như Argentina, Brazil và Mexico chững lại sau khi đạt được mức thu nhập trung bình, một phần là vì sự đầu tư không đầy đủ trong giáo dục.
Sinh viên đại học thường phải học nhiều môn chính trị trong 2 năm đầu tiên, thay vì tư duy phản biện và các kỹ năng khác được yêu cầu bởi nhà tuyển dụng.
Điều này đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ rõ là các doanh nghiệp không muốn trả thu nhập cao hơn cho những lao động có bằng cấp nhưng lại thiếu kỹ năng tương xứng. Cho nên, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ có bằng đại học là 17%.
Sinh viên thiếu quá nhiều kỹ năng
Về phía Việt Nam, để thay đổi, ông Nguyễn Minh Thuyết - người chịu trách nhiệm giám sát chương trình phổ thông mới của Bộ GD-ĐT chia sẻ:
“Chính phủ đang cố gắng cải thiện chất lượng đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng. Chúng tôi cần phải cải tổ lại chương trình giảng dạy nhằm giảm bớt những kiến thức thiếu thực tế. Tuy nhiên, tiến trình này vẫn còn đang rất chậm. Chưa làm được gì nhiều”.
Trong khi, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng nhiều, nhưng trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã tăng số lượng trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước lên khoảng 450 trường.
Báo Mỹ đề cập về tình trạng thất nghiệp của cử nhân Việt Nam
Tuy nhiên, khi nói đến việc tận dụng tối đa lực lượng lao động thì Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước láng giềng trong khu vực.Chính phủ đang lên kế hoạch có khoảng 560.000 sinh viên học đại học, cao đẳng vào năm 2020 – tăng khoảng 10% trong vòng 10 năm. Còn hiện tại chúng ta có hơn 400.000 cử nhân tốt nghiệp đại học ra trường. Dự báo của Bộ LĐTB-XH cho biết, trong năm 2017 sẽ có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp, đó là con số đáng báo động.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có năng suất công nghiệp yếu nhất trong ASEAN. Singapore cao hơn Việt Nam tới 26 lần, Malaysia gấp 6,5 lần, trong khi Thái Lan và Philippines gấp 1,5 lần.
Chỉ rõ nguyên nhân ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội nhận định: "Với những vướng mắc trong hệ thống Nhà nước, giáo dục có thể là sự lãng phí thời gian và tiền bạc lớn.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiếu những kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm và các kỹ năng tổ chức để làm việc trong các doanh nghiệp. Điều này cũng đang kìm chân nền kinh tế”.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]