Điều này đặt ra câu hỏi việc kiểm soát đầu vào của các trang mạng này thế nào, người tiêu dùng khi mua sản phẩm không phải chính hãng thì khiếu nại ở đâu?...
Nhà thiết kế Hồ Trần Dạ Thảo cho biết, chị từng ký hợp đồng bán hàng thời trang Tsafari trên Lazada từ tháng 3/2015, nhưng sau một thời gian không thấy hiệu quả, tuy chưa hết hạn hợp đồng nhưng chị cũng không vào được trang bán hàng của mình. Đến tháng 12/2015 chị phát hiện Tsafari bị ăn cắp tên thương hiệu và bán sản phẩm “rẻ tiền” không phải hàng chính hãng Tsafari.
Ngay khi vụ việc xảy ra, chị Thảo đã điện thoại cho phía Lazada và được trả lời do thương mại điện tử có thay đổi điều lệ hợp đồng nên bị ngắt trang bán hàng của chị. Phía Lazada cũng cho rằng có gửi thông tin này cho toàn bộ các nhà cung cấp nhưng không hiểu vì sao chị lại không nhận được.
Ngoài ra, phía Lazada “tạm thời” cũng cho rằng khả năng do sơ suất của nhân viên bán hàng đã lấy thương hiệu khác đưa vào thương hiệu Tsafari. Tuy nhiên, do Tsafari có bảo hộ độc quyền thương hiệu nên đơn vị nào giả mạo nếu được thông báo trong vòng một tháng mà không đổi, cơ quan chức năng sẽ giải quyết.
|
Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Bà Kiều Hạnh - phụ trách PR của trang thương mại điện tử Lazada cho biết, sẽ kiểm tra hệ thống quy trình bán hàng theo từng bộ phận, khi phát hiện khâu nào lỗi thì sẽ có biện pháp xử phạt đích đáng.
Trước đó, bạn đọc còn phản ánh trên trang Lazada hiện có tình trạng công khai bán hàng fake (hàng nhái), theo đó, nhà cung cấp tên BQ Việt Nam ngang nhiên đưa thông tin bán chiếc tai nghe kiểu dáng iPhone 5, 5S được làm nhái hàng chính hãng theo dạng super fake (nhái tinh vi).
Riêng trên trang Sendo, khách hàng cũ ng dễ dàng mua những sản phẩm thời trang như đồng hồ, giày dép, quần áo… nhái kiểu dáng và nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng. Việc nhận ra hàng nhái không khó vì mức giá của sản phẩm rẻ hơn nhiều so với hàng thật. Những sản phẩm của Mont Blanc, Burberry, Rolex... trên trang thương mại điện tử này giá khoảng vài trăm, cao lắm hai - ba triệu đồng, trong khi thực tế những sản phẩm thương hiệu này có giá tới vài ngàn USD.
Rõ ràng, việc kiểm soát chất lượng hàng hóa của đối tác bán hàng trên các trang thương mại điện tử còn quá lỏng lẻo, dẫn đến mất niềm tin với khách hàng. Luật của chúng ta chưa có những biện pháp ngăn chặn cũng như chế tài đối với tình trạng hàng hóa nhập nhèm thương hiệu rao bán trên “chợ” online. Được biết, trước đây có nhiều đối tác sau khi bị chấm dứt hợp đồng do cung cấp hàng giả, hàng nhái nhưng sau đó thay tên đổi họ và quay trở lại bán hàng trên các trang thương mại điện tử này.
Điều đáng nói là các trang thương mại điện tử uy tín đều có lực lượng chuyên tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm giả, nhái nhưng tình trạng vẫn không được khắc phục. Ông Alexandre Dardy, Giám đốc điều hành Lazada cho biết, sẽ kiên quyết xử lý bằng cách chấm dứt hợp đồng với các đối tác bán hàng nguồn gốc không rõ ràng, nhưng lại không đưa ra pháp luật xử lý.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]