Search
Thứ 4, 19/10/2022, 14:00 PM

Ung thư máu không phải là dấu chấm hết

(Sức khỏe gia đình) - Mặc dù là ung thư, nhưng ung thư máu là một trong những bệnh ung thư có thể chữa khỏi, trái ngược với các loại ung thư khác có thể di căn khắp cơ thể và làm giảm cơ hội sống sót của bệnh nhân.

Đối với ung thư máu, công cuộc điều trị sẽ còn nhiều thử thách chờ đợi bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân phải có động lực để tiếp tục điều trị trên chặng đường dài này.

Phân loại ung thư máu và các yếu tố rủi ro

Ung thư máu là phát triển từ các tế bào máu. Chúng thường được tìm thấy trong tủy xương. Tuy nhiên, chúng có thể bắt đầu ở các cơ quan liên quan đến máu như gan, lá lách hoặc các hạch bạch huyết. Bác sỹ Mya Dawn, chuyên gia tư vấn cao cấp, bác sĩ huyết học tại Trung tâm Ung thư Parkway Singapore (PCC) cho biết: “May mắn thay, ung thư máu không phổ biến bằng các bệnh ung thư khác như ung thư phổi hoặc ung thư ruột kết. Mặc dù là ung thư, nhưng ung thư máu là một trong những bệnh ung thư có thể chữa khỏi, trái ngược với các loại ung thư khác có thể di căn khắp cơ thể và làm giảm cơ hội sống sót của bệnh nhân”.

Ung thư máu không phải là dấu chấm hết

Bác sỹ Mya Dawn, chuyên gia tư vấn cao cấp, bác sĩ huyết học tại Trung tâm Ung thư Parkway Singapore (PCC)

Bệnh bạch cầu, u lympho và đa u tủy là ba loại ung thư máu phổ biến nhất. Bệnh bạch cầu là do các tế bào máu chưa trưởng thành trong tủy xương gây ra. U lympho bắt nguồn từ hệ hạch bạch huyết, gan hoặc lá lách, và đa u tủy bắt nguồn từ một loại tế bào bạch cầu. Theo thống kê, u lympho là loại ung thư máu phổ biến nhất, chiếm khoảng 4% tổng số các bệnh ung thư được chẩn đoán trong một năm. Tuy nhiên, sẽ có một số loại ung thư máu phổ biến hơn ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới.

Các loại ung thư máu khác nhau có thể ảnh hưởng đến các nhóm tuổi khác nhau. Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh ung thư máu, thông thường sẽ là bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL). Ngoài ra, còn có ba loại bạch cầu khác là: bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML), bệnh bạch cầu lympho mãn tính (CLL), bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML).

Hiện nay, y học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư máu. Không giống như các bệnh ung thư khác do hút thuốc hoặc các yếu tố môi trường gây ra, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào giải thích được vì sao ung thư máu xuất hiện trong cơ thể. Về yếu tố gen di truyền, cực kỳ hiếm khi thấy những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư máu cùng loại hoặc khác loại. Do đó, ung thư máu vẫn là loại bệnh xuất hiện ngẫu nhiên và không có nguyên nhân rõ ràng. Trong vài trường hợp chúng ta vẫn dự đoán được nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu. Ví dụ, bệnh nhân bị ung thư có nguy cơ cao mắc thêm các loại ung thư khác. Bệnh nhân đã trải qua quá trình hóa trị hoặc xạ trị để chữa trị ung thư khác, nhiều năm sau có thể sẽ mắc phải ung thư máu. Y học gọi đó là bệnh ác tính thứ phát, hoặc ung thư thứ hai liên quan đến phương pháp điều trị ung thư đầu tiên. Ngoài ra, người nhiễm HIV, viêm gan B và C, có thể dẫn đến u lympho.

Triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Bệnh nhân ung thư máu thường sẽ cảm thấy ốm yếu, có thể bị sốt trên 38 độ kéo dài, sụt cân, đổ mồ hôi ban đêm, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu nướu, bầm tím da, hoặc chảy máu không ngừng sau khi nhổ răng). Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị đau xương, đau khớp, đau ngực, đau đầu, khó thở và các triệu chứng khác.

Với bệnh bạch cầu, bác sỹ sẽ xét nghiệm máu toàn bộ hoặc tổng phân tích tế bào máu để đánh giá tế bào hồng cầu, bạch cầu và số lượng tế bào trong máu. Các xét nghiệm này sẽ phát hiện ra ngay lập tức nếu bệnh nhân có tế bào bạch cầu gây bệnh trong máu. Tuy nhiên, đối với các loại ung thư máu khác, chẳng hạn như u lympho hoặc đa u tủy, xét nghiệm máu thông thường không đủ để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Bệnh nhân cần được làm xét nghiệm tủy xương, hoặc chụp CT hoặc PET hỗ trợ phát hiện các khối u hoặc các hạch bất thường, sau đó sẽ làm sinh thiết để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Ung thư máu không phải là dấu chấm hết

Tuỳ thuộc vào loại ung thư máu, hiện nay, có các phương pháp điều trị: hóa trị, xạ trị, ghép tủy xương (trong trường hợp nặng hơn), liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch. Lựa chọn điều trị cho bệnh bạch cầu cấp tính vẫn bao gồm hóa trị, sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau theo phác đồ. Một số bệnh nhân u lympho sẽ phải kết hợp hóa trị và cấy ghép tế bào gốc. Cấy ghép tế bào gốc đòi hỏi phải dùng tế bào gốc từ cơ thể người, lấy từ người hiến tặng khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn.

Trong điều trị ung thư máu, gia đình là nhân tố quan trọng nhất vì điều trị ung thư máu rất phức tạp và mất nhiều thời gian, bệnh nhân thường gặp rất nhiều trở ngại, như tác dụng phụ, biến chứng hoặc tái phát bệnh. Bên cạnh đó, bác sỹ Mya Dawn, Trung tâm Ung thư Parkway Singapore cho rằng, bệnh nhân phải có động lực để tiếp tục điều trị trên chặng đường dài này và các bác sỹ sẽ luôn bên cạnh hỗ trợ bệnh nhân, nỗ lực hết sức trong khả năng để điều trị bệnh bằng mọi cách có thể.

Liệu pháp tế bào CAR-T: Bước tiến lớn trong điều trị ung thư máu

Đối với bệnh ung thư máu, phương pháp điều trị chính vẫn là hóa trị. Nhưng trong 5 năm trở lại đây, liệu pháp miễn dịch đặc biệt trở thành điểm sáng trong điều trị ung thư máu, đặc biệt là với sự ra đời của liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR-T). Liệu pháp CAR-T là phương pháp điều trị có một không hai, có thể cho vào danh mục liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp tế bào.

Liệu pháp tế bào CAR-T bao gồm việc thu thập tế bào lympho T (một loại tế bào miễn dịch) từ bệnh nhân và biến đổi gen của chúng trong môi trường phòng thí nghiệm để chúng nhận ra và phản ứng với các kháng nguyên cụ thể trên tế bào ung thư, nhằm tiêu diệt ung thư. Các tế bào biến đổi gen này sau đó được truyền lại vào cơ thể bệnh nhân. Theo bác sỹ Mya Dawn của Trung tâm Ung thư Parkway, nguyên tắc điều trị của liệu pháp tế bào CAR-T chính là thu thập các tế bào miễn dịch từ bệnh nhân, trang bị cho các tế bào này “vũ khí tối tân” và “huấn luyện chúng” bằng cách biến đổi trong phòng thí nghiệm để trở thành tế bào CAR-T, sau đó đưa chúng quay trở lại cơ thể bệnh nhân để chúng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ung thư máu không phải là dấu chấm hết

Các nghiên cứu về liệu pháp tế bào CAR-T nói chung đã cho thấy dữ liệu rất tích cực trong các loại ung thư máu khác nhau bao gồm bệnh bạch cầu nguyên bào lympho B cấp tính tái phát hoặc khó chữa, u lympho tế bào B tái phát hoặc khó chữa và đa u tủy tái phát hoặc khó chữa. Trong điều trị bệnh bạch cầu cấp tính tế bào B tái phát hoặc khó chữa, liệu pháp tế bào CAR-T có thể đạt được tỷ lệ đáp ứng tổng thể tốt là 80%, đem lại hi vọng rất lớn cho bệnh nhân ung thư máu.

Phương pháp điều trị này được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2017 ở Mỹ. Cho đến nay, phương pháp đã đạt chuẩn điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính ở trẻ em, u lympho, u lympho tế bào B và đa u tủy ở người lớn. Phương pháp còn được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân tái phát bệnh sau khi hóa trị hoặc cấy ghép tế bào gốc. Khi so sánh với liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp CAR-T khá nhẹ nhàng hơn khi điều trị cho bệnh nhân. Ngay cả những bệnh nhân cao tuổi cũng có thể hưởng lợi từ liệu pháp CAR-T.

Tuy nhiên, liệu pháp tế bào CAR-T vẫn là phương pháp điều trị nhắm mục tiêu dựa trên tế bào tự thân được biến đổi gen. Việc điều trị có thể đi kèm với rủi ro đáng kể bao gồm độc tính thần kinh và hội chứng giải phóng cytokine (phản ứng miễn dịch áp đảo không nhanh chóng). Bệnh nhân cần được điều trị dưới sự giám sát của đội ngũ y tế đa ngành, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp trong toàn bộ quá trình điều trị.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: i[email protected]

FB Page: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hano

 


Mẹ và bé

7 Bước đánh bay rôm sảy cho trẻ vui khỏe suốt năm.
Rôm sảy là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ và thường xảy ra ở vùng da đùi, mông,...
 
Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu, liều lượng như thế nào?
Sắt là vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ, là chất quan trọng để cơ thể...
 
Những tác hại khủng khiếp của khói bụi xe: Cha mẹ cho con ra đường nhất định phải chú ý!
Khói bụi xe không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, thiệt hại kinh tế, mà còn gây...
 
Trẻ em sốt: Chớ chủ quan
Theo y văn, một trẻ được gọi là có sốt khi nhiệt độ đo được ở bên trong hậu môn...

Sức khỏe sinh sản

Những dấu hiệu bạn đã bị nhiễm chlamydia
Ở phụ nữ, các dấu hiệu nhiễm chlamydia có thể bao gồm: Đi tiểu đau; Đau bụng hạ vị; Tiết...
 
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có quan hệ tình...
 
Những nguy hiểm khi
"Quan hệ" đường miệng hoàn toàn có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm
 
Phát hiện bệnh lây qua đường tình dục mới cực nguy hiểm
Không thể hiện rõ triệu chứng của bệnh, nhưng những người nhiễm bệnh sẽ phải hứng chịu những hậu quả...

Sức khỏe

Nutifood ra mắt sản phẩm mới Värna Colostrum dưới sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thuỵ Điển (NNRIS) và Công ty Sterling Technology (Mỹ)
Nutifood Thụy Điển công bố ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người...
 
InterContinental Danang giới thiệu chuỗi trải nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện
Hành trình chăm sóc sức khỏe diễn ra trong một ngày của khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Đà Nẵng...
 
Tại sao không nên ngoáy rốn?
Rốn còn là một huyệt vị đặc biệt đặc biệt trên cơ thể con người vì đây là huyệt vị...
 
Sốt xuất huyết phá vỡ quy luật 4-5 năm mới có một “đỉnh dịch”
Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch bệnh này năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp và...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.56158 sec| 1881.375 kb