Theo Viện Vi trùng và Dịch tễ học, thuộc Viện Nghiên cứu dược quân đội Trung Quốc cho biết, mỗi con ốc có nguồn gốc từ vùng đầm lầy Amazone này có chứa từ 3000-6000 ký sinh trùng được gọi là “sán Quảng Châu”, có thể gây hại cho hệ thần kinh của người, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, liệt cơ mặt, viêm màng não và sốt. Mỗi bệnh nhân sau khi được điều trị 3 tuần có thể về nhà, tuy nhiên những con sán thì vẫn còn ở lại trong cơ thể nên nguy cơ tái phát bệnh… là rất cao.
Nguồn gốc du nhập loại ốc này bắt nguồn từ sở thích ăn món ốc đóng hộp của người Nhật nên ốc bươu đã được nhập đầu tiên vào khu vực Đông Nam Á hồi những năm 1970, sau đó vào Đài Loan/Trung Quốc.
Đến thập niên 80 của thế kỷ trước nó được nhập vào Quảng Đông/Trung Quốc như là một loại thực phẩm có độ đạm cao. Lúc đầu nó được nuôi trong khu riêng ở Quảng Châu/Trung Quốc, nhưng sau đó nhanh chóng phát triển ra các tỉnh lân cận.
Ốc bươu vàng được du nhập vào nước ta từ những năm 1988 để nuôi làm thực phẩm và xuất khẩu. Sau đó chúng thoát ra ngoài tự nhiên và gặp điều kiện sinh sống thích hợp nên đã phát triển thành loài động vật gây hại trầm trọng cho lúa ở hầu hết các tỉnh ở nước ta.
Ốc bươu vàng không chỉ phá hoại môi trường, mùa màng, mà còn ẩn chứa mối hiểm họa đối với con người, bởi trong cơ thể ốc bươu vàng chứa ấu trùng giun lươn (Angiostrongylus cantonensis). Loại ấu trùng này chủ yếu sống ký sinh trên cơ thể sên, ốc sên. Tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện loài này còn sống ký sinh trên ốc bươu vàng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Hồ Đỗ Vinh, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế, nếu ốc nấu mới chín tái, ấu trùng chưa chết, người ăn có thể bị nhiễm giun lươn do ăn phải ấu trùng sống ký sinh trên cơ thể ốc bươu vàng. Sau khi giun lươn xâm nhập vào cơ thể người, chủ yếu tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (Eosinophilic meningitis - EM).
Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, sốt, tê liệt thần kinh mặt… nếu nặng có thể để lại di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.
Trước đó, tháng 12/2016, 4 cháu bé phải nhập viện cấp cứu vì viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn ốc bươu vàng là một ví dụ điển hình.
Theo đó, sau khi ăn ốc bươu vàng chưa chín, cả 4 em đều bị nôn và nhức đầu. Các em đã được người nhà đưa tới Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Các bác sĩ chẩn đoán cả 4 em bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng. Sau 1 tuần điều trị, sức khỏe của các em đã ổn định.
Ăn ốc bươu vàng chưa chín kỹ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
Tương tự, bốn em rủ nhau ra kênh nước tù đọng gần nhà bắt ốc. Khi bắt được một rổ ốc bươu, các em tự ý vào bếp nướng ăn mà người lớn không biết. Em N.H.M. một trong 4 nạn nhân cho hay: “Em ăn có một con là thấy mắc ói. Còn bạn Đ. ăn ốc nướng chưa chín với cơm. Sau đó kéo nhau vô bệnh viện chung luôn”.
Mặc dù ốc bươu vàng chứa nhiều ký sinh trùng nhưng không phải các loại ốc khác không có. Thực tế, hải sản nước ngọt đều có thể tồn tại các loại ký sinh trùng, cần phải nấu chín hải sản trước khi ăn. Các loại ốc có lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài nên chúng ta khó phát hiện ốc đã thực sự được nấu chín chưa. Để phòng ngừa bị ký sinh trùng xâm nhập, chúng ta nên hạn chế ra ngoài hàng quán ăn ốc, nếu muốn có thể mua về nhà tự nấu.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]