Chúng tôi cũng đã có báo cáo về tình hình hư hỏng của tàu vỏ thép gửi cấp trên đề nghị làm rõ nhưng chưa có thông tin phản hồi. Ông Lường Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND P.Quảng Cư (TP.Sầm Sơn) |
Ông kể vào tháng 2/2015, gia đình được UBND tỉnh Thanh Hóa đưa vào danh sách đóng tàu theo Nghị định 67. Đến tháng 8/2016 thì đơn vị đóng tàu hoàn thành bàn giao tàu. Hai tháng sau (10/2016), ông Muộn cùng 9 thuyền viên đi chuyến đầu tiên, nhưng vừa thả lưới xuống biển thì máy tời bị vỡ, hư hỏng nặng, không thể đánh bắt nên phải đánh tàu vào xưởng sửa chữa của Công ty CP Đại Dương (ở Thái Bình) hết 10 ngày.
Tính đến hết tháng 5.2017, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt 67 chiếc tàu đóng theo Nghị định 67. Hiện 46 tàu đã đóng hoàn thành và đang hoạt động, trong đó có 23 tàu vỏ thép, còn lại là tàu vỏ gỗ. |
Không chỉ riêng tàu ông Muộn, nhiều tàu vỏ thép khác cũng liên tục gặp sự cố, hư hỏng, như tàu của ông Lê Văn Lực (ngụ tại xã Hoằng Trường, H.Hoằng Hóa, Thanh Hóa), số hiệu TH-91709 TS, công suất 811 CV do Công ty TNHH đóng tàu Đại Nguyên Dương (địa chỉ tại tỉnh Nam Định) đóng.
Đề nghị Công an khởi tố, người dân khởi kiện Công ty Đại Nguyên Dương
Chiều 26/6, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, chủ trì buổi họp để nghe báo cáo kết quả thẩm định tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67/2014 NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn.
Tại cuộc họp, ông Trần Văn Phúc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định - Tổ trưởng tổ thẩm định tàu cá vỏ thép, đã báo cáo kết quả thẩm định 17 tàu cá vỏ thép, gồm: 5 tàu do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, 12 tàu do Công ty TNHH MTV Nam Triệu đóng (Thanh Niên đã thông tin). Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nam Triệu và đại diện các sở, ngành, các ngư dân đều thống nhất với báo cáo này.
Ông Trần Châu đề nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định có phương án đề xuất UBND tỉnh, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ giãn nợ cho các ngư dân. Ông Châu đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định thành lập tổ kỹ thuật phối hợp UBND các huyện để kiểm tra chất lượng, chủng loại các thiết bị, máy móc nhập vào trước khi lắp vào tàu vỏ thép cho ngư dân. Chi phí kiểm tra chất lượng, chủng loại sản phẩm phải do các công ty đóng tàu chịu. Ông cũng đề nghị Trung tâm đăng kiểm tàu cá của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ kiểm định lại lần 2 chất lượng tàu vỏ thép được sửa chữa trước khi xuất xưởng và cho tham gia hoạt động trên biển.
Tại cuộc họp, ông Châu cho biết thời gian qua, Công ty TNHH MTV Nam Triệu có phần tích cực khắc phục sửa chữa đối với các tàu vỏ thép bị hư hỏng, còn Công ty TNHH Đại Nguyên Dương hầu như không thực hiện việc sửa chữa tàu cho ngư dân, không hợp tác với Sở NN-PTNT, UBND tỉnh Bình Định trong việc khắc phục sự cố. Ông Châu phát biểu: “Tôi chính thức yêu cầu chủ tịch UBND các huyện vận động ngư dân đóng tàu tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương khởi kiện công ty trong ngày mai (ngày 27/6) vì vỏ thép không đúng hợp đồng, các thiết bị máy móc đã hư hỏng. Công an tỉnh lập ngay hồ sơ báo cáo Bộ Công an để khởi tố Công ty TNHH Đại Nguyên Dương”.
Sau buổi họp, ngư dân Nguyễn Văn Lý (54 tuổi, ở xã Mỹ Đức, H.Phù Mỹ), chủ tàu vỏ thép BĐ 99004 TS, cho biết tàu của mình do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng với giá 15,9 tỷ đồng. Kết quả thẩm định xác định tàu của ông Lý có vỏ tàu bằng thép Trung Quốc, mẫu thép vỏ tàu không đạt chất lượng thép thường cấp A theo QCVN 21:2010/BGTVT. Ông khẳng định trong hôm nay (27/6), sẽ gửi hồ sơ khởi kiện Công ty Đại Nguyên Dương ra tòa.
Hoàng Trọng
|
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]