Hầu hết các hệ thống hiện tại chỉ có thể chẩn đoán được bệnh tật chứ không dự báo được tử vong
Các nhà nghiên cứu ở đại học Adelaide đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hình ảnh y học phần ngực của 48 bệnh nhân. Hệ thống này có thể tiên đoán về khả năng bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm tiếp theo với độ chính xác khoảng 69%. Kết luận của hệ thống này dựa trên các kho dữ liệu lớn trước đó.
Theo tiến sĩ Luke Oakden Rayner – trưởng nhóm nghiên cứu – “mặc dù nghiên cứu này mới chỉ áp dụng trên một số lượng nhỏ bệnh nhân, nhưng nó vẫn cho thấy hệ thống máy tính này đã học được cách nhận biết sự xuất hiện của các căn bệnh trong những bức ảnh phức tạp – một việc mà các chuyên gia con người phải được đào tạo chuyên sâu mới làm được”.
Hệ thống trí tuệ nhân tạo này có lẽ sẽ rất quan trọng đối với các phần mềm học tập của máy móc y học trong tương lai, vì hầu hết thiết bị hiện nay đều chỉ có thể chẩn đoán bệnh tật chứ không tiên đoán được cái chết. Bên cạnh đó, để kiểm tra một cơ quan của một người cũng rất mất thời gian, và các hệ thống trí tuệ nhân tạo như thế này có thể xác định tình trạng sức khỏe của một cơ quan nhanh hơn rất nhiều, đồng thời giúp đỡ các bác sĩ lập kế hoạch điều trị chi tiết.
Ông Oakden Rayner cho rằng, “thay vì tập trung vào việc chẩn đoán bệnh tật, bằng cách kết hợp một lượng lớn dữ liệu và phát hiện ra các mô hình hết sức tinh vi, các hệ thống tự động có thể dự đoán kết quả theo cách mà các bác sĩ không hề được đào tạo”.
Tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Y tế London, một hệ thống trí tuệ nhân tạo tương tự cũng mới được phát triển để kiểm tra sức khỏe của trái tim. Hệ thống này được tuyên bố rằng có thể tiên đoán về khả năng bệnh nhân sẽ chết trong năm tiếp theo với độ chính xác là 80%, so với độ chính xác là 60% theo tiên đoán của một bác sĩ con người bình thường.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]