Search
Thứ 2, 11/09/2017, 15:32 PM

HSBC: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% có thể đạt được, nhưng nhiều rủi ro đi kèm

(Tài chính) - HSBC cho rằng việc Chính phủ Việt Nam điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên 21% có thể dễ dàng đạt được, nhưng đi kèm với đó là các rủi ro đối với chất lượng tín dụng.

Tăng trưởng nhờ vào tín dụng…
Mới đây Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 18% lên 21% nhằm đạt được mức tăng trưởng GDP 6,7% cho cả năm 2017.
Trong , Ngân hàng HSBC cho rằng mục tiêu này có thể đạt được nhưng có nhiều rủi ro đi kèm.
“Chúng tôi tin rằng Việt Nam có thể dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% vào cuối năm, tuy nhiên điều này có thể gây ra nhiều rủi roc ho nền trong bối cảnh tình hình giải quyết vẫn còn chậm và chất lượng tín dụng có thể phát sinh trong việc đạt được mục tiêu mới. Hơn nữa, việc phân bổ tín dụng là rất quan trọng vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phải cạnh tranh về vốn với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp tư nhân lớn khác”, báo cáo viết.
Việc NHNN bất ngờ cắt giảm lãi suất trong tháng Bảy đã thể hiện rõ Chính phủ Việt Nam muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho cả năm 2017 thông qua kênh tín dụng. Chi tiêu của chính phủ đã được giám sát kỹ do nợ công đang gia tăng, gần đạt đến giới hạn 65% GDP.
Hơn nữa, một cuộc điều tra của NHNN được thực hiện ngay trước khi cắt giảm lãi suất cho thấy tăng trưởng tín dụng cho năm 2017 dự kiến chỉ đạt 16,3%, thấp hơn so với mục tiêu ban đầu 18% của NHNN.
HSBC chỉ ra rằng, điều này không có nghĩa là tăng trưởng tín dụng bị tụt lại. Thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây. Trong sáu tháng đầu năm 2017, tín dụng đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng sáu năm qua.
“Chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ còn tăng tiếp trong quý IV.2017 và dễ dàng vượt mức 18,3% của năm 2016”, các chuyên gia của HSBC nói.
HSBC ước tính tăng trưởng tín dụng đến cuối năm sẽ đạt mức 19,3%, với giả định tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm vẫn tương ứng với tốc độ tăng trưởng của năm ngoái.
Nguồn: CEIC, HSBC 
Trong khi đó, việc cắt giảm lãi suất của NHNN trong tháng Bảy cũng sẽ giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng và làm cho Chính phủ dễ dàng đạt được mục tiêu mới 21% do Thủ tướng Chính phủ đề ra.
… nhưng mạo hiểm
HSBC lưu ý rằng tăng trưởng tín dụng nhanh có thể tạo ra những rủi ro mới cho ngành , đặc biệt nếu tín dụng mới được phân bổ cho các ngành công nghiệp kém hiệu quả. Ví dụ, các lĩnh vực liên quan đến bất động sản dường như cho thấy vẫn đang góp phần nhiều nhất cho tổng tăng trưởng tín dụng cả nước mặc dù trong những tháng gần đây thì sự đóng góp của bất động sản đã giảm.
Nguồn: CEIC, HSBC 

Ngành bất động sản của đất nước đã mất đi vị thế sau thời kỳ bong bóng 2006-2008, đây cũng là một trong những lý do chính làm gia tăng nợ xấu và khủng hoảng ngành ngân hàng hồi năm 2011, báo cáo viết.

Hơn nữa, những nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều ghi nhận rằng các DNNN hiện đang hấp thụ một lượng tín dụng không cân xứng trong nền kinh tế Việt Nam so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ, ở Hà Nội, phần lớn các khoản vay vẫn dành cho các DNNN.

  Nguồn: CEIC, HSBC

Một nghiên cứu thực nghiệm của IMF cũng cho thấy các DNNN vay với lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho phép các DNNN yếu tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để tránh tình trạng co hẹp bảng cân đối kế toán.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát của WB về các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy chỉ có 29% số doanh nghiệp nhỏ (có từ 1-20 nhân viên) có một hạn mức tín dụng chủ động, trong khi các DNNN và các công ty lớn trong nước có thị phần tín dụng lớn nhất trên thị trường.
Do đó, dữ liệu cho thấy tăng trưởng tín dụng mạnh không đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, báo cáo nhấn mạnh.
“Việc phân bổ tín dụng sai lệch và giảm bớt đầu tư tư nhân nếu không được kiểm soát có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và tăng nguy cơ nợ xấu trong tương lai”, các tác giả của báo cáo lưu ý.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm trong những năm gần đây phần nào gây hiểu lầm về mức nợ thật sự của các khoản vay có vấn đề trong nền kinh tế. Một phần của việc giảm nợ xấu là do chuyển cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC), nơi mà rủi ro tín dụng cơ bản của các khoản vay này chưa được loại trừ hoàn toàn .
Một số dấu hiệu tích cực
Ít nhất, Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong các ngành công nghiệp kém hiệu quả. Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng hạn chế cho vay trong lĩnh vực bất động sản so với các ngành khác để ngăn chặn các khoản vay hiệu quả thấp.
Biểu đồ 2 cho thấy thương mại, vận tải và viễn thông là những ngành đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng tín dụng kể từ đầu năm. Đây là một sự phát triển tích cực và có thể giúp cải thiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu của các ngành này trong nước.
Hơn nữa, Chính phủ gần đây đã ban hành các biện pháp mới giúp các ngân hàng và VAMC dễ dàng hơn trong việc thu hồi tài sản thế chấp trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ, tăng khả năng thu hồi tài sản từ nợ xấu.
Việc cổ phần hoá và cải cách DNNN đang diễn ra vẫn là vấn đề cốt yếu đối với việc cân bằng sân chơi tiếp cận tín dụng vì nó có thể giúp chuyển các khoản tín dụng hỗ trợ các DNNN yếu kém sang giúp thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân.
Nhìn chung, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tín dụng là một chiến lược hợp lý khi vai trò của tư nhân và đầu tư ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Hơn nữa, trong tương lai nợ công đang tăng có thể là một trở ngại đối với chi tiêu của Chính phủ đã gia tăng.
Tuy nhiên, chất lượng và việc phân bổ tín dụng bên cạnh việc giải quyết các vấn đề nợ xấu đang hiện hữu đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo rằng tăng mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được chuyển thể vào tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững hơn trong tương lai, báo cáo lưu ý.

Tin khác

Thị trường

Động thái mới của Uỷ ban Chứng khoán quyết định tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương vừa chủ trì cuộc họp trao đổi giải...
 
Góc nhìn CTCK: Rủi ro ngắn hạn chưa có dấu hiệu gia tăng, đà hồi phục còn tiếp diễn
Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đa phần nghiêng về kịch bản đà hồi phục...
 
Mỹ phẩm cỏ mềm đồng hành cùng hoa hậu H'Hen Niê hướng về trẻ em vùng cao
Vừa qua, Hoa hậu H'Hen Niê cùng thương hiệu Mỹ phẩm Thiên nhiên Cỏ Mềm đã cùng hỗ trợ xây...
 
Vì sao công ty chứng khoán hạ dự báo VN-Index xuống quanh 1.260 điểm?
Áp lực tỉ giá, FED còn tăng lãi suất là những yếu tố khiến thị trường chứng khoán Việt Nam...

Kinh tế

Mở tài khoản Chứng khoán VPS trên Viettel Money nhận tới 550.000đ
Từ nay, thay vì phải chuyển đổi nền tảng để thực hiện giao dịch như nạp, rút tiền để mua...
 
Justatee, Bigdaddy và Double2T “Rượt đuổi” cực chiến trong MV “Về nhà ăn tết 2”
Tiếp nối thành công 6 năm trước, “Về nhà ăn Tết” trở lại trong phần 2 với sự “bắt tay”...
 
Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
‘Tích tiểu thành đại' từ tài khoản tích luỹ chỉ với 2000 đồng
Khác với hình thức gửi tiết kiệm thông thường yêu cầu một khoản tiền đủ lớn để hưởng lãi suất...

Doanh nghiệp

TV360: Ứng dụng truyền hình số
Dù ra mắt hơn hai năm, ứng dụng truyền hình số TV360 của Viettel Telecom đã vươn lên vị thế...
 
Shark Phú nói về
"Tôi nghĩ các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng không bao giờ có một thế hệ có được cơ hội...
 
VinFast đăng tuyển hàng loạt nhân sự tại Ấn Độ, yêu cầu
Các nhân sự được tuyển dụng sẽ làm việc tại văn phòng công ty ở Gurugram, một thành phố vệ...
 

Doanh nhân

Doanh nhân – Nhà từ thiện Malaysia đầu tiên nhận danh hiệu hiệp sĩ cao quý do vua Charles III trao tặng
Sunway City Kuala Lumpur – “Ông trùm” kinh doanh và cũng nhà từ thiện người Malaysia, Tan Sri Sir Dr....
 
Hành trình làm nên thương hiệu quạt KOMASU được người dùng Việt ưa chuộng nhất hiện nay
Không phải ngẫu nhiên và đơn giản mà thương hiệu Quạt KOMASU lại gắn bó với người tiêu dùng Việt...
 
Elon Musk muốn đầu tư vào Ấn Độ
Tỷ phú xe điện đánh giá Ấn Độ có tiềm năng lớn về năng lượng bền vững và muốn Tesla...
 
Lo Twitter sụp đổ, Elon Musk phải đổi giọng
Vì quá thiếu nhân sự, vị tỷ phú thay đổi thái độ, mời những giám đốc cũ, từng bị sa...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.59146 sec| 1934.313 kb