Search
Thứ 3, 07/05/2024, 06:44 AM
Thứ 4, 26/04/2017, 15:15 PM

100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump và Trung Quốc

(Thế giới) - Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc chưa được thể hiện nhiều trong những ngày đầu tiên của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, một số diễn biến gần đây đã cho thấy chiến lược nào đó của ông đối với Bắc Kinh.

trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty)

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc chưa được thể hiện nhiều trong những ngày đầu tiên của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, một số diễn biến gần đây đã cho thấy chiến lược nào đó của ông đối với Bắc Kinh.

Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump nhấn mạnh rằng một trong những hành động đầu tiên của ông khi làm tổng thống là chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính tuyên bố Trung Quốc là đất nước thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đang gác lại kế hoạch này vì một mục tiêu cấp bách hơn: Kiềm chế Triều Tiên.

Bằng một chiến lược đặc biệt, ông Trump đã khiến Trung Quốc phải bắt tay vào việc giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên.

Cây gậy và củ cà rốt

Ông Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson, hai người không hề có kinh nghiệm làm việc trong chính quyền, không có những quan niệm về những điều có thể hay không thể làm đối với Bắc Kinh. Chính điều này dường như là một lợi thế trong chiến lược ‘cây gậy và củ cà rốt’ mà ông Trump có lẽ đang tiến hành với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Tillerson đã đóng vai một củ cà rốt – một nhà ngoại giao thân thiện trong chuyến thăm của ông tới Trung Quốc hồi tháng 3, theo bài viết trên New York Post hôm 15/4. 

Ông Tillerson đã thu xếp thành công cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc tại dinh thự Mar-a-Largo, và sự kiện này ‘trùng hợp’ với vụ phóng tên lửa của Mỹ tới Syria để đáp trả việc chính quyền Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng chục dân thường thiệt mạng. Đây được coi là một ‘cây gậy’ cho thấy lập trường cứng rắn của Mỹ trong chiến lược một mũi tên hướng tới nhiều đích, trong đó có cả Trung Quốc.

Kể từ đó, Trung Quốc đã công khai cảnh báo chính quyền Kim Jong un không nên gây phiền toái với Mỹ bằng chương trình vũ khí hạt nhân ở khu vực, theo NY Post. 

Nhượng bộ về thương mại của Trung Quốc

Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Florida, ông Trump và ông Tập đã đồng ý kế hoạch 100 ngày đàm phán thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Thông tin chi tiết vẫn đang được xây dựng, tuy nhiên kế hoạch này có thể bao gồm những nhượng bộ của Trung Quốc đối với tất cả các lĩnh vực, từ nông sản đến đầu tư nước ngoài, theo các quan chức Mỹ và Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán, Financial Times cho biết.

Nếu những đàm phán này thật sự đem lại những nhượng bộ đáng kể từ Trung Quốc, thì đây sẽ là một chiến thắng quan trọng của Tổng thống Trump.

Hơn nữa, Tổng thống Trump khẳng định ông không thay đổi lập trường của ông đối với Trung Quốc, dù hiện tại ông không gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Điều này giúp ông tiếp tục duy trì vị thế của mình trên bàn đàm phán với Trung Quốc.

“Tôi không hề thay đổi lập trường của tôi [đối với Trung Quốc]. [Chỉ là] Trung Quốc đang cố gắng giúp chúng ta [về vấn đề Triều Tiên].”, ông Trump nói với Fox News.

Kỳ vọng của các nhà lập pháp Mỹ

Không chỉ thương mại và Triều Tiên là những vấn đề mà ông Trump phải giải quyết khi bàn đến Trung Quốc. Các nghị sỹ Hoa Kỳ đã đặt ra cho ông một mối quan ngại khác từ lâu nay về Bắc Kinh.

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ hồi đầu tháng, một số nhà lập pháp đã gửi thư hối thúc Tổng thống Trump nêu lên vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Các nghị sỹ bao gồm Lãnh đạo thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi, Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa, bang Florida), Hạ nghị sỹ Chris Smith (Đảng Cộng hòa, bang New Jersey), và Hạ nghị sỹ Dennis Ross (Đảng Cộng hòa, bang Florida).

Hôm 6/4, Thượng nghị sĩ Rubio đăng một bài báo trên Tạp chí phố Wall với tiêu đề “Ông Trump không nên để Trung Quốc né tránh vấn đề nhân quyền”, trong đó  ông đề cập đến Pháp Luân Công và các nhóm bị đàn áp khác ở Trung Quốc.

Ông Rubio viết: “Lịch sử cho thấy khi một chính phủ chà đạp nhân dân, chính phủ đó sẽ không phải là một công dân toàn cầu có trách nhiệm,” và “sẽ là một sai lầm nếu Hoa Kỳ nhìn nhận mối với Trung Quốc chỉ thông qua các lăng kính về hay an ninh”.

Nghị sỹ Chris Smith (Đảng Cộng hòa, bang New Jersey) cho biết trong một tuyên bố: “Tổng thống [Trump] không nên mắc sai lầm của người tiền nhiệm và tin rằng sự im lặng về nhân quyền sẽ được đổi lại bằng sự nhượng bộ từ chính quyền Trung Quốc về các lĩnh vực khác”.


Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.60946 sec| 1816.828 kb