Chia rẽ trong NATO về việc kết nạp Phần Lan
Các nhà lãnh đạo Phần Lan ngày 12/5 thông báo họ sẽ tìm cách gia nhập NATO "mà không trì hoãn", đánh dấu sự đảo chiều mạnh mẽ của chính sách trung lập được nước này áp dụng sau Thế chiến II.
"Tư cách thành viên trong NATO sẽ củng cố an ninh của Phần Lan. Là một thành viên NATO, Phần Lan cũng sẽ tăng cường sức mạnh của liên minh", Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin nhận định trong một thông báo chung.
Ngày 15/5, trong cuộc họp nội các, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö và các bộ trưởng đã nhất trí "Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO".
"Ngày hôm nay, Tổng thống và Ủy ban Chính sách Đối ngoại của chính phủ đã nhất trí rằng Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi tham vấn Quốc hội. Đây là một ngày lịch sử. Một kỷ nguyên mới đang mở ra", Tổng thống Phần Lan cho hay.
Chỉ vài giờ sau khi Phần Lan chính thức thông báo về ý định gia nhập NATO, Thụy Điển cũng có bước đi tương tự.
Tuyên bố của Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền Thụy Điển nêu rõ, trong trường hợp đơn xin gia nhập NATO của liên minh này được chấp nhận, Thụy Điển sẽ làm việc để đưa ra những điều kiện đơn phương, phản đối việc đặt các vũ khí hạt nhân và căn cứ quân sự lâu dài trên lãnh thổ Thụy Điển.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trước đó hồi tháng 4/2022 rằng Phần Lan và Thụy Điển sẽ "được hoan nghênh" và nhanh chóng được chấp nhận nếu những nước này xin gia nhập liên minh.
Các quan chức NATO cũng cho biết quá trình để thông qua tư cách thành viên của 2 quốc gia trên có thể được hoàn tất trong một vài tuần. Phần Lan và Thụy Điển đều là những quốc gia có khả năng tương tác cao với các hệ thống quân sự của NATO.
Tuy nhiên, sự mở rộng của NATO sang Phần Lan và Thụy Điển có thể đối mặt với nhiều rủi ro so với những tính toán của giới lãnh đạo liên minh này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hôm 13/5 rằng Ankara không ủng hộ Helsinki và Stockholm gia nhập NATO.
"Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến liên quan đến Thụy Điển và Phần Lan nhưng chúng tôi không ủng hộ việc này", ông Erdogan nói với báo giới.
Là một trong những thành viên có vị trí quan trọng nhất về mặt địa chính trị và quân sự trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lập trường trung lập trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, đồng thời là một nhân tố quan trọng trong các cuộc trao đổi hòa bình giữa Moscow và Kiev.
Tổng thống Croatia Zoran Milanović trước đó cũng cho biết ông sẽ ngăn chặn việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO cho đến khi Mỹ và EU gây sức ép buộc nước láng giềng Bosnia-Herzegovina đảm bảo quyền bỏ phiếu cơ bản của người dân tộc Croat.
Tổng thống Croatia cũng cho rằng việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO là “điều rất nguy hiểm” và có thể khiêu khích Nga.
Mặc dù Thủ tướng Hungary Viktor Orban chưa công khai nói về quan điểm của mình nhưng trước đó, ông đã bày tỏ hoài nghi về sự mở rộng NATO và cố gắng ngăn cản những biện pháp trừng phạt cứng rắn của EU và NATO với Nga.
Nga sẽ phản ứng như thế nào?
Điện Kremlin đã chỉ trích quyết định của Helsinki và đe dọa phản ứng "đáp trả".
"Việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ hủy hoại nghiêm trọng mối quan hệ song phương Nga - Phần Lan. Nga sẽ buộc phải tiến hành các biện pháp đáp trả, cả về mặt quân sự - kỹ thuật lẫn những mặt khác để ngăn chặn mối đe dọa đang gia tăng với an ninh quốc gia do động thái này", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Những bình luận trước đó của Tổng thống Putin cũng cho thấy Nga sẽ phản ứng như thế nào trước diễn biến mới này. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö năm 2016, Tổng thống Putin đã nhận định rằng:
"Chúng tôi đã đưa ra quyết định về việc rút tất cả lực lượng vũ trang về cách biên giới với Phần Lan 1.500 km, bất kể căng thẳng ở khu vực Baltic. Chúng tôi không làm bất kỳ điều gì gây ra mối lo ngại cho Phần Lan.
Chúng tôi làm điều này bởi vì lập trường trung lập của Phần Lan. Thử tưởng tượng nếu Phần Lan gia nhập NATO, điều đó tức là các lực lượng của Phần Lan không còn độc lập hoặc giữ được chủ quyền một cách trọn vẹn nữa. Họ sẽ trở thành một phần của quân đội NATO và sẽ nằm ở vị trí ngay trước biên giới của Liên bang Nga".
Nhà lãnh đạo Nga cho biết: "Khi đó liệu các bạn có nghĩ chúng tôi sẽ tiếp tục hành động như vậy không, duy trì lực lượng ở cách xa 1.500 km? Chúng tôi sẽ tôn trọng bất kỳ quyết định nào của người dân Phần Lan. Chúng tôi đánh giá cao lập trường trung lập của Phần Lan và tôn trọng điều đó nhưng câu hỏi trên chúng tôi không phải là người trả lời”.
Chúng tôi làm điều này bởi vì lập trường trung lập của Phần Lan. Thử tưởng tượng nếu Phần Lan gia nhập NATO, điều đó tức là các lực lượng của Phần Lan không còn độc lập hoặc giữ được chủ quyền một cách trọn vẹn nữa. Họ sẽ trở thành một phần của quân đội NATO và sẽ nằm ở vị trí ngay trước biên giới của Liên bang Nga".
Nhà lãnh đạo Nga cho biết: "Khi đó liệu các bạn có nghĩ chúng tôi sẽ tiếp tục hành động như vậy không, duy trì lực lượng ở cách xa 1.500 km? Chúng tôi sẽ tôn trọng bất kỳ quyết định nào của người dân Phần Lan. Chúng tôi đánh giá cao lập trường trung lập của Phần Lan và tôn trọng điều đó nhưng câu hỏi trên chúng tôi không phải là người trả lời”.
Bình luận của Tổng thống Putin vào thời điểm đó khiến giới quan sát cảm thấy bối rối bởi khoảng cách giữa St. Petersburg - nơi đặt trụ sở Quân khu miền Tây của Nga với biên giới Nga - Phần Lan chỉ khoảng 400 km, do đó việc quân đội Nga rút khỏi biên giới Phần Lan ở khoảng cách 1.500 km là điều không thể xảy ra.
Dù vậy, những nhận định của Tổng thống Putin đã phản ánh một trong những hệ quả của việc Phần Lan gia nhập NATO: Đó là sự tăng cường lực lượng chưa từng có của Nga dọc biên giới với Phần Lan.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev thì đưa ra một khả năng khác: Đó là Nga có thể đặt các hệ thống vũ khí siêu thanh và vũ khí hạt nhân ở khu vực Baltic. Bộ Quốc phòng Litva đã bác bỏ những đe dọa của Moscow khi cho rằng vũ khí hạt nhân "vốn đã luôn được đặt" ở khu vực Kaliningrad của Nga ở Trung Âu.
Tuy nhiên, việc tăng cường vũ khí hạt nhân và cho ra mắt nhiều hệ thống vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí có khả năng hạt nhân tiên tiến có thể khiến căng thẳng quân sự ở khu vực Baltic trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy cũng đã nêu ra phản ứng của Nga nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO:
"Họ (Phần Lan và Thụy Điển) hiểu khoảnh khắc họ trở thành thành viên NATO sẽ dẫn đến những biện pháp đáp trả từ Nga. Nếu có các lực lượng của NATO hiện diện trên lãnh thổ của họ thì những khu vực này sẽ trở thành mục tiêu hoặc có nguy cơ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công.
NATO là một khối rất không thân thiện với chúng tôi. Họ là kẻ thù của chúng tôi và chính NATO cũng thừa nhận rằng Nga là kẻ thù của họ. Điều đó có nghĩa là nếu Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ quy chế trung lập để trở thành một phần của liên minh này thì họ cũng sẽ phải chịu mọi rủi ro như các thành viên NATO khác”.
Nguy cơ xung đột lan rộng sang Bắc Âu
Mỹ và Anh ủng hộ NATO kết nạp Phần Lan và Thụy Điển. Những nỗ lực của các nước phương Tây nhằm tạo điều kiện cho làn sóng mở rộng NATO mới đã phản ánh mục tiêu của họ, đó là làm suy yếu Nga và cô lập nước này về mặt địa chính trị.
Tuy nhiên, nhà quan sát Mark Episkopos đã đặt câu hỏi trên National Interest rằng liệu Nga sẽ phản ứng như thế nào nếu bị dồn vào chân tường, nhất là khi Moscow đã không ít lần nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược nếu sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa.
Binh lính Phần Lan tham gia cuộc tập trận Arrow 22 ở Niinisalo, Phần Lan. Ảnh: AFP
Lý giải về việc Nga lo ngại Phần Lan gia nhập NATO, Andrea Kendall-Taylor - một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho rằng: "Trong một thời gian rất dài, Phần Lan đã duy trì lập trường trung lập suốt 80 năm.
Theo tôi, cả Nga và Phần Lan đều coi trung lập là một lý do cho thấy tại sao họ duy trì được quan hệ ổn định và thực tế như vậy.
Do đó, việc này thực sự là một sự thay đổi lớn mà tôi cho là sẽ dẫn đến thay đổi căn bản trong quan hệ Nga - Phần Lan, vốn từng rất ổn định trong lịch sử. Như đã thấy, điều này có thể dẫn tới những diễn biến mới, chẳng hạn như việc tăng cường quân sự dọc biên giới".
Theo chuyên gia Kendal Taylor, việc tăng cường lực lượng dọc biên giới cũng làm gia tăng rủi ro những sự cố không mong muốn khiến xung đột leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát.
Chuyên gia này cũng cho rằng, hơn nữa, trước đây Nga đã lo ngại về việc bị bao quanh bởi các nước NATO, do đó việc Phần Lan gia nhập vào liên minh này chỉ ngày càng khuếch đại lo ngại đó của Moscow.
Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine một phần là do lo ngại trước sự mở rộng mạnh mẽ của NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Liên minh này có lẽ sẽ sớm tiến gần hơn đến ngưỡng của của Nga, làm dấy lên nguy cơ leo thang cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây, từ cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine có thể lan rộng ra thành cuộc đối đầu ở châu Âu với những hậu quả khó lường và thảm khốc.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]