Search
Thứ 6, 22/11/2024, 00:36 AM
Thứ 2, 10/07/2017, 13:54 PM

Triều Tiên và Trung Quốc cùng ‘bắt tay’ qua mặt Mỹ như thế nào?

(Thế giới) - Chắc chắn Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không hề vui vẻ gì nếu nhìn vào số liệu về hoạt động thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Triều Tiên những tháng đầu năm 2017.

Triều Tiên và Trung Quốc cùng ‘bắt tay’ qua mặt Mỹ như thế nào?

Mãi đến gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tuyên bố rằng chiến lược cô lập Triều Tiên của ông đang phát huy tác dụng và rằng chính phủ Trung Quốc đang cùng Mỹ gây áp lực lên Triều Tiên để buộc nước này thu hẹp chương trình vũ khí hạt nhân.

Thế nhưng tuần trước, khi nhìn vào số liệu thương mại của Triều Tiên, hẳn ông không muốn tin vào mắt mình.

Theo Financial Times (FT), nguồn số liệu do FT có được cho thấy thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Triều Tiên tăng trưởng gần 40% trong quý đầu tiên của năm nay. Rõ ràng, dù phía Mỹ có gây áp lực đến thế nào đi nữa, phía Trung Quốc không mấy quan tâm.

Trong tháng Hai, chính phủ Trung Quốc công bố cấm nhập khẩu than đá từ Triều Tiên sau vụ ông Kim Jong Nam bị sát hại ở Malaysia, người bao lâu nay luôn được phía Trung Quốc bảo vệ. Thế nhưng lệnh cấm đó chỉ được thực hiện bằng lời nói, xuất khẩu than đá từ Triều Tiên sang Trung Quốc gần như không giảm.

Các số liệu mới công bố tháng Năm cũng cho thấy nỗ lực cách ly Triều Tiên để chặn nguồn ngoại tệ vào nước này thực ra cũng không thực sự phát huy tác dụng. Triều Tiên vẫn nhập khẩu mạnh hàng hóa Trung Quốc, nó cho thấy quốc gia này giàu có hơn nhiều người vẫn tưởng.

Những năm gần đây, than đá đóng góp trung bình khoảng 40% trong tổng nguồn thu của Triều Tiên có được từ xuất hàng sang Trung Quốc. Từ đầu năm 2015 đến nay, mỗi tháng Triều Tiên thu về 94 triệu USD từ xuất khẩu.

Bất chấp những kỳ vọng rằng các biện pháp cô lập Triều Tiên sẽ phát huy tác dụng, Trung Quốc vẫn xuất mạnh hàng sang Triều Tiên vào tháng Tư và tháng Năm.

Các con số thống kê chính thức cho thấy Trung Quốc có từ chối nhận tàu chở than đá từ Triều Tiên vào tháng Tư, nhưng thực tế Trung Quốc vẫn nhập than đá từ Triều Tiên, chính vì vậy, theo tính toán của không ít chuyên gia, nhiều khả năng tàu chở than đá từ Triều Tiên không phải bằng con đường chính thức mà bằng những cách khác.

Ngoài ra, cũng có những nghi vấn rằng Triều Tiên đã bán than đá sang một số nước khác ví như Nga dù không bằng con đường chính ngạch, nhờ vậy họ vẫn có tiền nhập hàng hóa Trung Quốc về phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Ngoài ra, khi phân tích hoạt động và thương mại của Triều Tiên, người ta có thể thấy rõ khá nhiều điểm mù mờ bởi một số số liệu đã không được đưa vào. Ví dụ không hề có số liệu nào liên quan đến hoạt động nhập khẩu dầu thô của Triều Tiên từ năm 2013 nhưng thực tế nó vẫn diễn ra.

Từ năm 2006 đến năm 2009, Trung Quốc xuất đều đặn mỗi tháng 50 nghìn tấn dầu thô sang Triều Tiên. Từ năm 2010 đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 44 nghìn thùng/tháng và rồi đến năm 2013 lại phục hồi lại mức 50 nghìn tấn/tháng. Từ năm 2013 đến nay, người ta không còn thấy Trung Quốc công bố số liệu xuất dầu sang Triều Tiên nữa. Từ phía Triều Tiên vẫn có thông tin cho thấy Triều Tiên nhập dầu từ Trung Quốc, chỉ là ở mức thấp hơn trước.

Nếu xuất khẩu dầu thô từ Trung Quốc sang Triều Tiên thực sự giảm về mức không như phía Trung Quốc công bố, và Triều Tiên cũng bán ít than đá cho Trung Quốc trong những tháng vừa qua của năm 2017, vậy tại sao các số liệu vẫn cho thấy hai nước này có hoạt động thương mại với nhau?

Theo phía Trung Quốc, Triều Tiên tăng nhập khẩu ô tô, dầu ăn, động cơ thuyền, cà chua và cam. Như vậy có thể thấy, bất chấp tuyên bố từ phía Mỹ về việc cô lập Triều Tiên, Triều Tiên vẫn có tiền và Trung Quốc vẫn giao dịch thương mại với Triều Tiên bình thường.


Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.43994 sec| 1823.922 kb