Hôm thứ 2 (5/6), Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, ông David H. Rank, tuyên bố từ chức sau khi nói với nhân viên rằng ông không đồng tình với quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris của tổng thống.
Một ngày trước đó, quyền đại sứ Mỹ tại Anh, Lewis A. Lukens, đăng bài viết ủng hộ thị trưởng London, Sadiq Khan sau khi vị nguyên thủ Mỹ chỉ trích ông Khan trên Twitter hôm chủ nhật (4/6) vì cuộc tấn công khủng bố gần đây tại thủ đô của Anh.
Ngoại trưởng Mỹ Rex W. Tillerson (đằng sau) cùng với người đồng nhiệm Úc, Julie Bishop và bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (phải) với Marise Payne, ở Sydney hôm thứ 2 (5/6)
Tháng trước, đại sứ Mỹ tại Qatar, Dana Shell Smith, từng có phản ứng với việc ông Trump sa thải giám đốc FBI James B. Comey. "Ngày càng khó khăn khi thức dậy ở nước ngoài và nghe tin tức từ quê nhà, vì biết ngày hôm nay tôi sẽ phải giải thích về nền dân chủ và nhà nước của chúng ta", ông viết trên Twitter.
Bộ Ngoại giao Mỹ trở thành một điểm nóng chống lại chính sách của chính quyền ông Trump ngay từ những ngày đầu. Khoảng 1.000 nhân viên từng ký kết một lá thư phản đối lệnh cấm nhập cư tạm thời đối với du khách từ 7 quốc gia Hồi giáo mà vị tổng thống cố gắng áp đặt hồi tháng 1.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nhà Trắng và “quân đoàn” ngoại giao bây giờ đang bùng nổ công khai hơn, và ở cấp cao hơn. Ông Lukens, ông Rank, và bà Smith đều có thâm niên làm việc hàng thập kỷ trong bộ Ngoại giao và đang tiến tới các vị trí gần bậc đại sứ. Trong khi các nhà ngoại giao cao cấp lần lượt rời đi thì việc bổ nhiệm lại diễn ra khá chậm, và trụ sở của bộ Ngoại giao Mỹ có vẻ đang ngày càng vắng vẻ.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]