Search
Thứ 6, 03/05/2024, 13:55 PM
Thứ 3, 22/08/2017, 17:16 PM

Nhật sửa Luật năng lượng hạt nhân, Trung Quốc phát sốt

(Thế giới) - Dù Trung Quốc chưa thể khẳng định Nhật theo đuổi vũ khí hạt nhân nhưng chỉ với Luật sửa đổi "Luật năng lượng hạt nhân", Tokyo đủ khiến Bắc Kinh phát sốt.

Nhật Bản mập mờ

Ngay từ tháng 6/2012, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật sửa đổi "Luật năng lượng hạt nhân". Đây là bộ luật quy định phương châm nghiên cứu, khai thác, sử dụng năng lượng hạt nhân, trong đó luôn khẳng định "Nhật Bản khai thác năng lượng hạt nhân giới hạn ở mục đích hòa bình".

Nhưng điều khiến Trung Quốc lo lắng là bởi trong Luật sửa đổi, trong Luật sửa đổi đã được Nhật Bản bổ sung thêm một cụm từ cực kỳ quan trọng là "…Có lợi cho bảo đảm an ninh của quốc gia".

Cụm từ này được đưa vào Luật sửa đổi theo đánh giá của các chuyên gia hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên. Và rất có thể đây là động thái đầu tiên mở đường cho ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích quân sự. Bởi vì, tại Nhật Bản, bảo đảm an ninh thường được hiểu là "phòng vệ và quân sự".

Nhật sửa Luật năng lượng hạt nhân, Trung Quốc phát sốt

Nhật Bản vận chuyển phế liệu hạt nhân.

Trong khi đó, tờ Asia Weekly (có trụ sở tại HongKong) khẳng định, tính đến cuối năm 2013, Nhật Bản đang sở hữu khoảng 29,5 tấn nhiên liệu hạt nhân làm giàu, trong đó 6,3 tấn được cất trữ trong nước, 23,2 tấn đang được Nhật ủy thác cho Anh và Pháp tái chế. Tuy mới chỉ đạt tới độ tinh chế 65% nhưng Nhật thể nhanh chóng nâng nó lên cấp độ vũ khí.Vì vậy, có thể khẳng định là nếu vượt qua các cửa ải về pháp lý và tâm lý , Nhật Bản hoàn toàn có thể thành công trong lĩnh vực chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa trong thời gian rất ngắn.

Nguồn tin dẫn thông tin từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết, độ tinh khiết uranium hoặc plutonium của nguyên liệu bom hạt nhân đạt 92-93% được gọi là cấp độ vũ khí. Sử dụng 12-16 kg uranium, 6-9 kg plutonium cấp vũ khí thì có thể chế tạo được thiết bị nổ hạt nhân.

Nhưng theo nhận định của một số chuyên gia, sử dụng phương pháp công nghệ cao, chỉ cần dùng từ 1-3 kg plutonium, 2,5-5 kg uranium là có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân. Một số chính khách cánh hữu của Nhật còn tuyên bố, nước này thừa nhiên liệu và trình độ công nghệ để chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 3 tháng.

Theo nguồn tin này, hiện nay Nhật Bản đang sở hữu công nghệ phản ứng nhiệt hạch hàng đầu thế giới - đây được coi là công nghệ then chốt để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Vấn đề càng trở nên dễ dàng với Nhật hơn khi nước này đã nghiên cứu thành công siêu với tốc độ tính toán đạt 600 tỷ lần/s, hoàn toàn có khả năng tiến hành thử nghiệm mô phỏng máy tính đối với các vụ nổ hạt nhân.

Cũng với cách này, hiện nay các cường quốc hạt nhân như Nga, Mỹ cũng đang sử dụng để nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân thế hệ mới.

Trung Quốc phát sốt

Ngay khi xuất hiện những đồn đoán về việc Nhật Bản theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân, tạp chí National Interest đã có bài viết phân tích về nguy cơ Tokyo có thể cảm thấy bị áp lực về an ninh lớn tới mức quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân.

National Interest cho rằng, có lẽ đối với Trung Quốc, cơn ác mộng khủng khiếp nhất là một Nhật Bản được trang bị vũ khí hạt nhân. Nếu người Nhật có vũ khí hạt nhân, vấn đề an ninh của Trung Quốc sẽ trở nên hết sức phức tạp, buộc Bắc Kinh phải sửa đổi cả học thuyết hạt nhân lẫn tăng số vũ khí hạt nhân có trong kho.

Theo tạp chí Mỹ, khi theo đuổi tham vọng, Nhật Bản có thể đầu tư xây dựng một kho tên lửa nhỏ mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa này có thể được đặt dưới hầm, dạng tên lửa Minuteman của Mỹ, hay đặt trên các bệ phóng di động như RS-24 Yars của Nga.

Có thể những tên lửa ICBM của Nhật Bản nhỏ hơn, không nhất thiết phải có tầm bắn và có đủ nhiên liệu để tới được Bắc Mỹ. Tên lửa này chỉ cần vươn tới toàn bộ Trung Quốc, phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga và Trung Đông.

Từng bước, Nhật Bản có thể gây dựng được một lực lượng gồm 100 tên lửa đạn đạo tầm trung, mỗi tên lửa được trang bị 3 đầu đạn có sức công phá 100 kiloton. Những tên lửa này có thể được bố trí trong các căn hầm kiên cố ở miền Đông Hokkaido, hòn đảo nằm ở cực Bắc Nhật Bản, hoặc được di chuyển trên các bệ phóng di động.

Ngoài ra, Nhật cũng có thể sản xuất hoặc mua một loạt máy bay oanh tạc tàng hình có thể chuyên chở tên lửa tuần tiễu và bom hạt nhân. Loại máy bay này có thể thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào địch thủ, vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân, cơ sở chỉ huy, kiểm soát của đối phương.

Máy bay ném bom hạt nhân sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng của Nhật Bản được "rảnh tay" theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau hay đột ngột thay đổi mục tiêu giữa chừng.

Ngoài ra, phương án hấp dẫn nhất là xây dựng tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo. Tàu ngầm của Nhật có thể chỉ cần di chuyển về phía Đông đến vùng biển giữa Thái Bình Dương vốn tương đối an toàn; bất kỳ tàu chiến tấn công tàu ngầm hay máy bay nào mà Nga hay Trung Quốc triển khai để tấn công tàu ngầm Nhật Bản trước hết phải đi qua vùng biển cũng như không phận Nhật Bản.

Tạp chí Mỹ nhận định, rõ ràng rằng trong bối cảnh hiện nay, không ai muốn Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Do đó, tất cả các bên cần phải ghi nhớ rằng mối đang ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể khiến tình hình khu vực khó có thể lường trước.


Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.67495 sec| 1832.883 kb