“Các cơ quan chức năng cần có chế tài nghiêm ở khâu duyệt và hậu kiểm dự án trong ngõ, tránh chệch hướng quy hoạch. Bởi, dưới áp lực thị trường, hiện tượng chung cư “ngõ nhỏ, phố nhỏ” hoàn toàn có cơ sở bùng phát. Làm rõ câu chuyện quả trứng có trước hay con gà có trước để phân định trách nhiệm. Nếu không, cảnh tê liệt giao thông ai chịu? Gia tăng dân số, ô nhiễm, hiểm họa cháy nổ ai gánh? Câu trả lời là: Chúng ta”, GS.TSKH Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
“Đuôi chuột” dẫn vào “đầu voi”
Về lý thuyết, tình trạng mặt ngõ “đuôi chuột” dẫn vào chung cư “đầu voi” là ngược với nguyên lý quy hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế, xu hướng này lại có giá trị hấp lực về
lợi nhuận đối với các chủ đầu tư. Ngõ 102 Trường Chinh là điển hình cho tình trạng một hẻm 2 chung cư.
Đầu tiên là dự án MeCo Complex được xây dựng trên diện tích khoảng 22.000m2, với gần 500 căn hộ gồm nhiều block dự án đưa vào sử dụng từ năm 2013. Cách đó chưa đến vài chục mét là dự án chung cư Capital Garden do Tập đoàn Kinh Đô TCI làm chủ đầu tư, triển khai xây dựng với mật độ xây dựng 42%, bao gồm 21 tầng nổi, 2 tầng trung tâm thương mại và 3 tầng hầm.
Đáng nói, ngõ 102 Trường Chinh quá hẹp, chỉ cần 2 xe ô tô đi ngược chiều nhau, giao thông sẽ ùn ứ ngay lập tức. Trong khi, việc cả 2 chung cư đồng loạt đi vào hoạt động, nếu tính trung bình có 3 người sinh sống/căn hộ sẽ có gần 3.000 người chuyển đến. Đó là chưa tính số lượng ô tô con dồn về vượt ngưỡng chịu tải của con đường “ruột mèo”.
Ngoài tình trạng kẹt xe, áp lực lên hạ tầng, phần lớn các công trình trong ngõ nhỏ cũng không đảm bảo yêu cầu về hệ thống phòng cháy, chữa cháy. “Vào cuối tháng 5 vừa qua, tại tầng 15 của chung cư Capital Garden dự án xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Điều đáng nói là khi xe cứu hỏa đến nơi không thể di chuyển đến khu vực cửa sổ nơi xảy ra vụ cháy. Bởi thiết kế đường giao thông của tòa nhà lệch chuẩn, khó đáp ứng được điều kiện tối thiểu để xe cứu hỏa có thể lưu thông và vận hành”, anh Nguyễn Văn Châu – cư dân tòa nhà Capital Garden bức xúc.
Một địa điểm khác tại Hà Nội cũng đang chịu áp lực lớn từ việc hạ tầng không theo kịp sự gia tăng dân số là tuyến phố Triều Khúc (quận Thanh Xuân). Với lòng đường nhỏ hẹp (chiều rộng chưa đầy 6m), nhà cửa san sát, phố Triều Khúc từ lâu dự án nổi danh về sự chật chội và nạn tắc đường. Thế nhưng, tuyến phố này hiện còn “cõng” trên mình số lượng vài trăm căn hộ cao cấp thuộc dự án Diamond Blue (số 69) và tổ hợp liền kề - cao tầng Pandora (số 53).
Dù được quy hoạch mở rộng thêm 8m, nhưng hơn 10 năm qua, lòng đường không có sự thay đổi. Mỗi khi mưa lớn, con đường độc đạo này còn ngập úng nghiêm trọng, giao thông tê liệt. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại phố Nguyễn Huy Tưởng bởi trong tương lai khi 3 dự án nhà ở tại 96 - 98B, Impreia Garden, PVV - VinaPharm Tower 60B đi vào hoạt động.
Gắn trách nhiệm chủ đầu tư
Hệ quả của việc “nhồi nhét” chung cư vào nội đô dự án thấy rõ, quy hoạch bị phá vỡ, quá tải hạ tầng, giao thông. Theo giới chuyên môn, dù việc xây dựng cao ốc trong ngõ hẹp về thực tế không được khuyến khích, nhưng do các chủ đầu tư chạy đua lợi nhuận. Do đó, nếu nhà đầu tư có nhu cầu phát triển chung cư ở các "điểm nóng", có thể xem xét, nhưng phải đóng góp khoản kinh phí đầu tư mở rộng hạ tầng, phục vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng cùng Nhà nước. Một chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc thừa nhận, các quy định về cấp giấy phép xây dựng dự án được cụ thể hóa. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép cho một căn nhà nhỏ hay chung cư trong ngõ vẫn theo quy định chuyên ngành mà thiếu cân nhắc, xem xét đến nhiều yếu tố tổng thể chung.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) thẳng thắn chỉ ra sự khuất tất trong cấp phép đầu tư. Đơn cử như lâu nay, một số chủ đầu tư thường lobby để khoét lõm những khu vực không đủ điều kiện xây chung cư, trung tâm thương mại. Hoặc có dự án chung cư trong ngõ phải mượn đường mới vào được. Nghĩa là dù không có đường vào, hoặc đường vào quá hẹp nhưng chủ đầu tư vẫn “phù phép” để dự án được hình thành.
“Nguyên tắc hạ tầng đi trước, xây dựng đi sau dứt khoát phải thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, Nhà nước cần có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch. Lỗi tăng mật độ xây dựng, tính năng cho dự án cao ốc không hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư. Bởi để xảy ra tình trạng đó, chứng tỏ các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt chưa làm hết chức năng. Do đó, cần chấm dứt quy trình ngược trong cấp phép xây dựng dự án nhà cao tầng, trung tâm thương mại trong ngõ hẹp. Phải đánh giá tác động và gắn trách nhiệm chủ đầu tư với hệ quả do dự án của họ gây ra”, ông Châu nhấn mạnh.
Việc “nhồi nhét” chung cư vào nội đô là do chủ đầu tư đặt yếu tố lợi nhuận lên trên hết, nên tình trạng “tiện đâu xây đấy” dự án và đang diễn ra làm trái với lý luận quy hoạch từ xưa đến nay. Cho nên cần “siết” lại quản lý từ người cấp phép xây dựng, phê duyệt quy hoạch và chủ đầu tư. Nếu dự án gặp sự cố, ảnh hưởng đến an toàn của người dân, phải truy rõ trách nhiệm từng bộ phận để xử lý nghiêm.
Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm
|