- Trong nước
- Thế giới
- Kinh tế
- Bất động sản
- Pháp luật
- Giải trí
- Du lịch
- Ẩm thực
- Sức khoẻ
- Công nghệ
- Xe 360
- Đời sống
Thực tế đã có nhiều trung tâm và thầy cô giáo mở các lớp dạy chữ và luyện chữ cho các em nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức trước khi bước vào lớp 1. Theo đó, đã có rất nhiều các bậc cha mẹ đã cho con cái của mình đi học từ sớm như một cuộc đua âm thầm với sự nhiệt tình cao. Từ đó, việc cho trẻ học trước ngày tựu trường đã trở thành một trào lưu rất mạnh. Tại các gia đình, từ những thẻ tên, thẻ chữ cho đến các bài học làm tính, học đánh vần đều được các bậc cha mẹ cố gắng dạy con ngay từ khi con mình còn nhỏ xíu. Vì thế, cần thiết phải có sự nhìn nhận lại vấn đề này một cách thực chất nhất để từ đó tìm ra những liệu pháp hiệu quả nhất.
Vì sao cho con trẻ đi học sớm lại đang là một trào lưu?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho các bậc cha mẹ cho con đi học sớm. Có những người cho con trẻ đến các lớp dạy chữ như một hình thức để giúp con làm quen với nề nếp sinh hoạt và phương pháp dạy học mới mà con sẽ được trải qua ở bậc Tiểu học.
Theo cách nhìn nhận của một số người, những đứa trẻ hiện nay đang sống trong một môi trường được gắn rất nhiều với chữ và số. Vì thế, khi quan sát thấy người lớn đọc các chữ trong sách hay đọc trên tivi, máy tính thì trẻ em đã phát sinh nhu cầu cần đọc. Do thế, nếu không dạy cho trẻ đọc thì đó sẽ là một điều vô lý, bởi nếu một bộ phận trẻ nhỏ đã thích học ngay từ rất sớm mà khi đó bố mẹ lại kìm hãm nhu cầu này thì sẽ là một điều nguy hiểm. Nếu chúng ta coi tất cả mọi đứa trẻ đều như nhau thì sẽ không đúng, vì nhiều nhân vật thành công hay các thiên tài đều biết chữ ngay từ rất sớm và sớm hơn rất nhiều so với các bạn bè cùng trang lứa. Do đó, họ cho rằng, việc cho con trẻ học sớm để có thể được biết sớm sẽ là một điều tốt.
Bên cạnh quan điểm trên, có nhiều người lại nghĩ rằng, khi cho con trẻ vào lớp 1, do lớp học có sĩ số đông nên thầy cô sẽ không quan tâm được hết các học sinh, vì thế dễ gây thiệt thòi cho con, từ đó làm nảy sinh nhu cầu cho trẻ đi học trước, để sau này các con còn theo kịp được với bạn bè.
Cho con trẻ đi học sớm đang là một trào lưu
Một số quan điểm khác thì lại cho rằng, cuốn Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Nhà xuất bản Giáo dục (xuất bản tháng 5/2002) đang được dùng hiện hành đã có những thay đổi không hợp lý. Từ chỗ là chữ cái đầu tiên mà trẻ học là chữ O thì nay đã đổi thành chữ E. Do đây là chữ cái phức tạp nên trẻ không dễ dàng nhớ khi tiếp cận. Vì thế, các cha mẹ và các thầy cô giáo sốt ruột khi mà dạy mãi trẻ không nhớ. Và từ đó, hiệu ứng thông tin đã được lan truyền nên người lớn có tâm lý muốn cho con trẻ đi học trước để khi vào năm học mới, con mình sẽ dễ dàng học hơn.
Mặt khác, tại một số nơi, các thầy cô giáo thường hay trút giận dữ lên đầu của những đứa trẻ học chậm, vì các thầy cô đã dạy nhiều mà trẻ vẫn ngơ ngác, nên điều đó đã khiến cho trẻ cùng với gia đình bị áp lực, từ đó tạo ra một hiệu ứng cho các phụ huynh khác là buộc phải cho con đi học trước để sau này việc tiếp thu bài học của con được nhanh hơn.
Ngoài ra, có một nguyên nhân khác nữa cần được nói đến là khi các cha mẹ thấy con cái có khó khăn trong học tập thì thường không chịu nổi nên đã nghĩ cách giúp con. Từ đó, họ khuyên người khác nên dạy trước cho con để cho con mình tránh rơi vào tình trạng phải khổ như con của họ. Và cũng bởi lẽ, nếu sau này mà các phụ huynh thấy con mình bị bạn chê, thầy cô chê hay người xung quanh chê…. thì tức thì đã bức xúc, từ đó sẽ tự khắc tìm cách cho con đi học trước. Vì thế, về mặt tâm lý, một số bậc cha mẹ đã bị áp lực khi thấy con mình không biết chữ sớm hay học kém, tiếp thu chậm hay không bằng được so với bạn bè. Do đó, họ phải cho con đi học sớm để quá trình học tập ở lớp 1 của con không bị quá bỡ ngỡ sau này.
Ở đây, cần thiết phải nói thêm rằng, cũng có nhiều phụ huynh có tâm lý muốn cho con đi học trước vì họ nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn. Thêm vào đó, cũng có những phụ huynh không muốn cho con cái ở nhà, khi mà con chỉ quanh quẩn và cuốn mình vào với những chiếc điện thoại hay chiếc máy tính cùng với những trò chơi vô bổ.
Và một nguyên nhân khác nữa cũng cần thiết phải nói thêm ở đây, đó là đã có nhiều người, thậm chí ngay cả một số giáo viên cũng đã cho rằng, chương trình mới hiện nay của học sinh lớp 1 là khá nặng và học sinh khó tiếp thu chương trình này.
Do vậy, nhu cầu cho con đi học trước đã được hình thành cùng với những hiệu ứng thông tin được lan truyền. Từ đó, nhiều phụ huynh đã nghĩ rằng, các đứa trẻ hiện nay cũng đã đều được đi học trước rồi, cho nên khi vào lớp 1, các thầy cô đã thường mặc định rằng là các con đã đều biết hết trước nên sẽ dạy qua loa, không sâu sát, do đó con mình sẽ khó theo kịp với các bạn bè. Từ đó, những hiệu ứng cho việc cần thiết phải cho con học sớm ngày càng dược lan truyền và trở thành một trào lưu lan rộng.
Nhiều phụ huynh có tâm lý muốn cho con đi học trước vì họ nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn.
Những hệ lụy khi cho trẻ đi học sớm
Có thể nói, vào học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ vì khi đó trẻ đã chuyển từ trạng thái hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang trạng thái hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường Tiểu học. Khi đó, trẻ sẽ gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn của con trẻ khi vào lớp 1 ở đây lại chính là từ những sự thay đổi. Đó là những thay đổi về mặt môi trường, khi mà chuyển từ môi trường quây quần ở bậc mầm non sang môi trường tập trung ở lớp học. Đó là sự thay đổi về cách tư duy theo kiểu trực quan hình ảnh ở bậc mầm non sang kiểu tư duy trừu tượng với những con số, phép toán ở bậc Tiểu học. Và cùng với đó là các bé sẽ có sự thay đổi về quan hệ giao tiếp với các thầy cô giáo và bạn bè. Do đó, sẽ có những vấn đề được đặt ra ở giai đoạn này nhưng không phải là những khó khăn sẽ đến khi mà con trẻ sẽ phải học đọc, học viết.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu con trẻ được học trước thì chỉ có thể phát huy được khả năng ở giai đoạn đầu tiên khi vào lớp 1, nhưng sau đó khả năng tiếp thu của các em sẽ bị giảm hẳn. Bởi những đứa trẻ nếu được học trước cũng thường có những tâm lý ganh đua, tị nạnh hơn so với các bạn chưa được học. Điều đó có nghĩa là, chính việc phụ huynh bắt ép con mình học trước đã có những tác động không tốt đến tâm hồn non nớt của trẻ.
Từ thực tế của một nghiên cứu đã cho thấy, nếu cho trẻ đi học trước sẽ làm mất đi quãng tuổi thơ 6 năm hồn nhiên và làm ảnh hưởng xấu đến trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Bởi lẽ, nếu trẻ dưới 6 tuổi mà chưa biết chữ thì trẻ sẽ có khả năng sáng tạo từ những quan sát xung quanh rất tốt, bởi khi đó trẻ nhỏ thường tưởng tượng những thứ mà người biết chữ sẽ không bao giờ nghĩ ra, và đó chính là sự sáng tạo của con trẻ.
Theo đó, sáng tạo là việc tìm tòi và phát kiến ra những điều đặc biệt mà những người khác không tìm ra. Sáng tạo là hoạt động cá nhân mà không ai có thể dạy cho người khác được, vì những phát kiến mới chỉ có thể nảy sinh trong óc từ những quan sát đặc biệt hiếm hoi và khác đi so với cách nhìn nhận chung của đám đông. Do đó, khi con trẻ có sự quan sát tự do và không bị gò bó bởi các nguyên tắc học tập thì trẻ sẽ dễ dàng tìm ra những điểm mới thú vị làm cho người lớn phải ngạc nhiên, tuy đối với người lớn thì điều đó không phải là một phát hiện mới, nhưng đó lại là điều mà trẻ lần đầu đã phát hiện ra, và đó mới thực sự là sự sáng tạo của riêng trẻ. Do khả năng quan sát cũng như liên tưởng của trẻ dưới 6 tuổi khi chưa biết đọc và biết viết là rất cao nên khi trẻ học ít các nguyên tắc, hay không bị gò bó thì trẻ sẽ được liên tưởng và sáng tạo tốt hơn.
Một nghiên cứu đã cho thấy, nếu cho trẻ đi học trước sẽ làm mất đi quãng tuổi thơ 6 năm hồn nhiên và làm ảnh hưởng xấu đến trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Bởi vậy, nếu cả 6 năm đầu đời của trẻ mà đã đều được bảo tồn và tôn trọng bằng cách rời xa sự học hành để cho các con được chú tâm vào sự quan sát, học hỏi từ môi trường sống, từ thái độ và hành vi của những người xung quanh thì chắc chắn các con sẽ được phát triển khả năng quan sát tinh tế, liên tưởng và từ đó sẽ có khả năng sáng tạo là rất tốt.
Thực tế cũng đã cho thấy, việc cho con trẻ học trước khi vào lớp 1 đã chẳng khác nào như “bắt quả non chín ép”, khiến cho tâm lý của trẻ bị sợ, bị ức chế và phản khoa học. Bởi lẽ, nếu trẻ được học trước, trẻ sẽ không còn sự háo hức, từ đó dẫn tới sự mất tập trung vì thấy kiến thức mà cô dạy đã được học từ trước rồi, sau đó trẻ sẽ dẫn tới là có tâm lý chủ quan và từ dó càng về sau, các cháu khi học mà càng bị đuổi dần. Hơn nữa, việc cho trẻ đi học trước, trước khi vào lớp 1 sẽ khiến cho mọi hoạt động của trẻ bị ảnh hưởng như tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết vì sau này khi trẻ vào lớp 1 thì các cháu đã quen với cách học từ trước, nên việc sửa sẽ là rất khó. Do đó, trẻ sẽ rất dễ gặp phải những khuyết tật về cơ, hệ thần kinh cho dù là có cô giáo dạy tốt, và như thế sẽ là có tội với trẻ em.
Chính vì thế, việc dạy học cho trẻ trước chương trình lớp 1 là một việc làm phản khoa học, từ đó sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học ở lớp 1 trong các nhà trường sau này. Cùng với đó, các con trẻ sẽ có tâm lý chủ quan và giảm hứng thú học tập khi bước vào học lớp 1, từ đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi mà người dạy có phương pháp sư phạm không tốt.
Do đó, cho con đi học trước tuổi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tâm lý, cùng với đó là việc thu nhận kiến thức và khả năng sáng tạo của trẻ bị hạn chế, và đặc biệt là cái mà các phụ huynh cần nhìn thấy trước mắt chính là sức khỏe của con mình sẽ bị ảnh hưởng.
Còn đối với các giáo viên, khi đó các thầy cô sẽ đều nghĩ là các trẻ đã đều biết chữ hết trước rồi nên sẽ dạy với một tâm thế là “các trẻ đã đều biết chữ hết trước”, đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng, khiến cho tinh thế sẽ vào ngõ cụt mà hậu quả phải gánh chịu là chính những học sinh. Khi đó, những em khác khi không được học trước sẽ dễ bị lâm vào tình cảnh hoang mang, lo lắng, vì khi thấy các bạn học và đọc ào ào, điều này sẽ dẫn đến các em sẽ bị khủng hoảng ngay từ những ngày đầu tiên đi học. Trên thực tế, chương trình lớp 1 hiện hành không được xem là nặng, bởi học sinh ở các vùng dân tộc thiểu số cũng đã tiếp thu tốt chương trình này.
Vì thế, điều quan trọng đặt ra ở đây là cái mà các phụ huynh cần không phải là việc mà các con em mình sẽ trở nên xuất chúng hay giỏi giang ngay từ khi mới bước chân vào trường học, mà điều quan trọng hơn là cần tạo cho trẻ những thói quen học tập và truyền cảm hứng, sự thich thú mà trong những khi mà các trẻ được đến trường. Vì thế, các phụ huynh không nên quá kì vọng vào việc con phải giỏi ngay hay có tâm lý ganh đua để mà sẽ làm khổ con trẻ.
Thực tế đã cho thấy, không phải ngẫu nhiên mà ở tất cả các nước đã đều quy định trẻ em được “khai tâm” để đến trường vào năm 6 tuổi. Bởi vì lúc ấy, với đại đa số các cháu, đó là lúc thuận tiện nhất với một bộ não đã có đủ độ chín chắn để cho con trẻ có thể học được và khi đó học cũng tốn ít công nhất. Bởi mỗi sự phát triển đều có với một thời dụng biểu cụ thể riêng. Trong tiếng Pháp đã có một câu thành ngữ là “Trước giờ, chưa phải lúc. Sau giờ, hết phải lúc”. Do vậy, việc cho trẻ đi học sớm trước khi vào lớp 1 là một sự đi ngược và sai lầm với nhận thức chung trong giáo dục, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ em, tạo ra những hệ lụy không đáng có với những hệ quả xấu cho con trẻ và ngành giáo dục.
Liệu pháp nào cần dành cho con trẻ ở trước độ tuổi trước 6 tuổi?
Ở độ tuổi trước 6 tuổi, đây là lứa tuổi mà trẻ em còn non nớt nên cần có những liệu pháp thich hợp để cho con trẻ có được sức khỏe, được phát triển toàn diện, cân đối và hài hòa, cùng với đó là để cho sự học tập của con sau này được thuận lợi và dễ dàng hơn. Do đó, điều cần nhất cho các bé luôn là sự quan tâm chăm sóc bởi tình yêu thương gia đình, để các bé dần hình thành tình cảm với người thân và những người xung quanh, từ đó các bé dần nhận biết được bản thân. Khi đó, những người lớn vẫn cần thiết phải dạy học cho các bé nhưng việc dạy học chủ yếu cho bé chỉ nên dựa trên tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”.
Khi các bé sắp bước vào giai đoạn chuẩn bị được đến trường thì việc cần làm của các phụ huynh ở giai đoạn này là trò chuyện, khuyến khích để cho trẻ nói những suy nghĩ của mình về trường lớp, về môi trường sắp tới của các cháu như thế nào. Khi đó, các cha mẹ sẽ giúp cho các bé phát triển các kĩ năng quan sát, tập trung chú ý, biết sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực học tập và các kĩ năng giao tiếp với bạn bè. Và các phụ huynh cũng nên trang bị một số kiến thức về khoa học tự nhiên cho trẻ thông qua các hình thức như đi tham quan, đi chơi, dã ngoại, hoạt động kể chuyện sáng tạo và đặc biệt, để cho trẻ sớm thích nghi với môi trường mới thì cần cho trẻ đi tham quan trường Tiểu học.
Nếu trong gia đình của trẻ hiện đã có anh hay chị đang học Tiểu học thì bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với những phương pháp cũng như đồ dùng học tập của các anh chị để trẻ có thể được quen dần. Khi đó, thông qua các cuộc trò chuyện với trẻ và đọc sách cho trẻ sẽ giúp cho trẻ có thể sử dụng thành thạo được tiếng Việt sau này. Thêm vào đó, các phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ cách cầm sách và ngồi như thế nào hay thao tác bàn tay ra sao để việc sử dụng sách bút sau này được gọn gàng và khéo léo. Vấn đề ở đây là các phụ huynh nên chuẩn bị tâm thế và tinh thần cho trẻ ham học hỏi hay khám phá chứ không nhất thiết là phải chuẩn bị cho con tập đọc, tập viết trước.
Về mặt chuyên môn, để giúp cho con có thể hòa nhập trong môi trường học tập chung với các bạn sau này, các cha mẹ cần cho con làm quen với các chữ cái, để dạy cho các em biết 29 chữ cái cùng các số và có thể cho biết thêm một số vần đơn giản. Từ đó, các bậc cha mẹ cần dạy cho các em biết cách cầm bút sao cho chắc, biết viết từng nét cong, nét thẳng, nét hất… Điều này đã sẽ giúp cho các bé tự tin và cảm thấy không thua thiệt so với câc bạn bè, giúp các bé sau này hào hứng với học tập hơn.
Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần tập cho các bé một số kỹ năng cần thiết như biết nói lời đề nghị với cô, biết hợp tác với bạn, biết giữ vệ sinh cá nhân, biết sắp xếp đồ dùng và sách vở sau mỗi buổi học, thuộc và ghi nhớ số điện thoại gia đình… Tránh tình trạng để trẻ đi vệ sinh nhưng không biết lau chùi, không biết mặc quần, kéo khóa… .
Vào độ 5 tuổi, đây là thời điểm mà trẻ sắp sửa bước vào lớp 1, khi đó trẻ cần có thói quen: thức – ngủ và ăn uống điều độ, tự phục vụ được bản thân như tự ăn, tự dọn dẹp, tự đánh răng, tự rửa mặt, tự xếp đồ và tự quản,… Khi đó, nếu trẻ chưa có những nề nếp đó thì trẻ lúc đi học sẽ rất khổ cho chính bản thân trẻ. Từ đó, trẻ sẽ thấy khó khăn khi hòa nhập, thấy sợ trước những yêu cầu của nhà trường, thấy ngợp trước các sự lớn của các bạn. Bởi do trẻ đã quen với những sự tự do trước đó, quen được chăm bẵm nên sẽ thấy chán và nản khi đi học. Bởi đây cũng là nguyên nhân khiến cho các bé khó hòa nhập và không thích đến trường.
Cùng với các liệu pháp trên là các cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một sức khỏe và kĩ năng vận động tốt. Khi đó, bé không cần cao lớn hay quá mập mà cái chính ở đây là bé không ốm vặt, không ngại ăn đồ đa dạng và vận động tốt. Vì vậy, cần giúp trẻ có đôi tay vững để cầm bút chứ không phải là cầm bút sớm, khiến cho tay bé sẽ không được vững. Từ đó, cho bé chơi các thứ đồ chơi đa dạng và làm quen với các dụng cụ trong gia đình, để làm cho bé có thể vận động tinh xảo hơn.
Đặc biệt, vấn đề đặt ra ở đây là các cha mẹ cần tập cho bé dần về tư duy và chịu khó suy nghĩ chứ không phải là các bé cần phải biết thật nhiều. Khi đó, chúng ta hãy để cho con trẻ có thói quen hứng thú và khám phá học tập cho bản thân, chịu khó quan sát, tìm tòi, suy nghĩ chứ không phải là thuộc lòng hay làm các phép tính tốt. Bởi nếu cho trẻ học trước kiến thức sẽ khiến cho bé có cảm giác chán học giống như chán ăn, vì đã phải ăn mà lại là ăn lại, từ đó bé sẽ lười suy nghĩ và không hình thành được tư duy.
Và có một điều cần lưu ý nữa là, các phụ huynh cần dạy cho trẻ cách tôn trọng người khác. Bởi khi đã vào bậc Tiểu học, các bé sẽ không thể được chiều, được chăm như ở nhà hay ở trường Mẫu giáo. Do vậy, trẻ cần được học cách sống trong một môi trường cộng đồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, có sự chấp nhận và sự tự đấu tranh. Vì vậy, các cha mẹ cần chuẩn bị cho con sự hiểu biết và tập tôn trọng người khác. Và phương châm ở đây là, không phải ý kiến của mình và những đòi hỏi của mình luôn là trên hết, và cũng không phải là khi mình cần im lặng là bởi vì mình là một kẻ yếu.
Trước diễn biến của phong trào cho con đi học sớm trước khi vào lớp 1, ngay từ ngày 29 tháng 8 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị nói rõ về việc không được dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Và mới đây, trước tình trạng ở một số nơi vẫn còn có những chỗ tổ chức dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần phải có những chỉ đạo nhằm chấm dứt ngay tình trạng này. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo nói rõ chỉ được dạy và chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 với những kỹ năng làm quen các chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1. Trên tình thần đó, các Phòng giáo dục cần phải chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương để có biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng dạy chữ trước lớp 1 cho trẻ mầm non. Đây được xem là những động thái tích cực của cơ quan đầu ngành trước thực trạng này.
Vì vậy, ở đây cần thiết phải nói thêm rằng, thay vì cho con đi học trước, các phụ huynh hãy để cho các bé được đặt những bước chân đầu tiên khi vào lớp 1 bằng những sự háo hức cuả một đứa trẻ khi được học những điều hay, lẽ phải, thú vị và mới mẻ, chứ không phải như một cực hình vì các con cứ phải ngồi yên trật tự để nghe lại những điều cũ kỹ mà đã các con đã được học từ thời gian trước đó.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]