- Trong nước
- Thế giới
- Kinh tế
- Bất động sản
- Pháp luật
- Giải trí
- Du lịch
- Ẩm thực
- Sức khoẻ
- Công nghệ
- Xe 360
- Đời sống
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn người tham chiếu một cách hiệu quả khi tạo CV online. Dưới đây là lời khuyên hữu ích giúp bạn làm được việc này một cách hoàn hảo nhất:
Hãy chắc chắn rằng người tham chiếu trong CV có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển
Người tham chiếu bạn muốn đưa vào CV vào phải phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình như thế nào. Nếu đưa người tham chiếu không có kinh nghiệm hoặc không biết gì về các công việc trong tin đăng tuyển, nhà tuyển dụng có thể thắc mắc liệu bạn có kinh nghiệm liên quan hay không.
Chọn kết hợp nhiều người tham chiếu
Hãy nhắm đến một nhóm người tham chiếu đa dạng có thể cung cấp những quan điểm khác nhau về khả năng của bạn, như kết hợp người giám sát, đồng nghiệp và cấp dưới, nếu có thể.
Khi liên hệ người tham chiếu để nhờ giúp đỡ, nếu họ chần chừ thiếu sự nhiệt tình, bạn không nên đưa họ vào danh sách. Có thể họ không sẵn lòng giúp đỡ bạn và có thể cung cấp các thông tin thiếu tích cực.
Xin phép người tham khảo trước khi đưa họ vào danh sách
Đây là điều nên làm. Không chỉ cần xin phép họ, bạn cũng cần tìm kiếm những người thực sự hiểu về con người, công việc của bạn. Và tất nhiên, bạn và họ có mối liên hệ tốt trong quá khứ.
Bạn cần ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ công tác công tác của người tham chiếu trong CV nếu có thể. Thông tin này cho phép nhà tuyển dụng nhanh chóng liên hệ với những người tham chiếu và hiểu được bối cảnh mối quan hệ nghề nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nêu rõ phương thức giao tiếp mà người tham chiếu mong muốn, có thể là qua email hay điện thoại… Nhà tuyển dụng cũng cần có sự tôn trọng với người tham chiếu mà bạn đưa ra. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu một phương thức liên lạc khác, bạn nên hỏi lại người tham chiếu xem họ có thể đáp ứng hay không.
Bạn có thể nhờ nhiều người tham chiếu. Và bạn cũng cần “xi nhan” trước với họ những gì cần nói về bản thân mình. Bạn có thể mô tả sơ cho họ hiểu bạn đang ứng tuyển công việc gì, công ty nào, đặc trưng công việc ra sao và nhờ họ nói tốt về những kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như những đức tính, thế mạnh nổi bật nhất phù hợp với vị trí. Khi đã tín nhiệm họ rồi, hãy tin tưởng họ 100%. Đừng gọi đi gọi lại nhắc nhở, họ sẽ thấy bị làm phiền và sẽ không nhiệt tình giúp đỡ bạn nữa.
Trao đổi hai chiều
Bạn hãy thông báo cho người tham khảo biết ai sẽ gọi cho họ, vào thời gian nào để họ chủ động tiếp nhận. Đồng thời, cũng nên nhờ họ liên hệ lại với bạn sau khi đã kết thúc cuộc trao đổi với nhà tuyển dụng.
Dù bạn được nhận việc hay không, bạn cũng cần liên hệ lại người tham chiếu để thông tin cho họ biết. Một lời cảm ơn, một thông báo sẽ không mất của bạn bao nhiêu thời gian. Bù lại, bạn sẽ nhận được rất nhiều. Và biết đâu trong những lần xin việc sau này, bạn cũng sẽ cần nhờ đến họ.
Người tham chiếu nên là một người đã từng làm việc chung với bạn. Họ hiểu được chuyên môn, kỹ năng cũng như trình độ của bạn. Đừng bao giờ gian dối bằng việc để người thân mình làm người tham chiếu (trừ một số trường hợp đặc biệt đó là những người đã làm việc với bạn). Nên nhớ, nhà tuyển dụng chỉ cần vài câu hỏi là đã có thể biết được bạn có trung thực hay không. Họ chỉ cần trao đổi chuyên môn với người tham chiếu, chắc chắn những sắp xếp của bạn sẽ đổ sông đổ biển.
Bạn có những người tham chiếu tuyệt vời? Hãy cho nhà tuyển dụng biết. Không phải ai cũng may mắn như bạn, điều đó sẽ khiến bạn nổi bật so với các ứng viên khác và giúp bạn có được công việc mơ ước.
Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved
Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất
Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này
Email : [email protected]