Search
Thứ 2, 07/08/2017, 14:58 PM

Bộ GD&ĐT chỉ đạo chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1

(Giáo dục) - Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết trẻ chỉ được dạy kỹ năng làm quen với chữ cái và môi trường học tập trước khi vào lớp 1.

Phát biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin giáo dục tiểu học cần tập trung quy hoạch trường lớp và nâng cao chất lượng .

Nếu so với bộ chuẩn giáo viên mới Bộ GD&ĐT đang xây dựng, nhiều giáo viên hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu trong Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học tại Phú Thọ. Ảnh: GD&ĐT.

Bộ trưởng đưa ra ví dụ từ mô hình trường học mới VNEN, vì chưa có sự chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, dẫn tới việc triển khai chưa đạt yêu cầu.

VNEN tạo ra những luồng dư luận băn khoăn, phản đối vì khi áp dụng vào thực tiễn, một số trường đã không dành đủ thời gian để tập huấn giáo viên, chưa tính toán thấu đáo quy mô trường lớp, sĩ số học sinh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở GD&ĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai.

Tai hội nghị, bộ trưởng yêu cầu các địa phương chấm dứt ngay tình trạng dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Hiện tại, Bộ GD&ĐT có văn bản chỉ đạo, theo đó chỉ được dạy, chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 những kỹ năng làm quen với chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1.

Phòng giáo dục cần chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương có biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng dạy chữ trước lớp 1 cho trẻ mầm non.

Việc dạy, học thêm cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra tình trạng dạy thêm các kiến thức nâng cao hoặc biến tướng buổi thứ hai thành buổi học thêm trong các trường học 2 buổi/ngày.

Sau một năm triển khai Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học (thay thế Thông tư 30), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định dù có nhiều tiến bộ nhưng nhiều nơi còn tình trạng khen tràn lan, khen không phù hợp.

Năm học tới, Vụ Giáo dục Tiểu học tiếp tục tổ chức tập huấn cho các giáo viên thực hiện tốt đánh giá học sinh theo theo Thông tư 22 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để giảm tải cho giáo viên trong đánh giá học sinh.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Ở đâu còn bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, khen thưởng không phù hợp, ảnh hưởng tinh thần nhân văn trong đánh giá học sinh tiểu học, giám đốc sở GD&ĐT ở đó phải chịu trách nhiệm”.


Tin khác

Du học

5 lỗi sai khiến CV xin việc làm của bạn sớm bị loại
Không ít ứng viên rơi vào trường hợp gửi CV xin việc làm đi “khắp muôn nơi” để ứng tuyển...
 
4 đặc điểm của một lá thư xin việc chuyên nghiệp
Thư xin việc là bản mô tả ngắn gọn nhất gửi đến nhà tuyển dụng nhằm bày tỏ mong muốn...
 
Đường lên đỉnh Olympia… “có nên chúc mừng cho nước Úc?”
Phần chung kết của cuộc thì đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17, đã tìm được chủ nhân của vòng...
 
Những thiên đường cho du học sinh ở châu Âu
Du học nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời để mở mang đầu óc, học tập những nền văn...

Nuôi dạy con

Lựa chọn người tham chiếu trong CV: 9 điều cần nhớ
Trong quá trình tuyển dụng, người tham chiếu trong CV được xem là nguồn tham khảo tin cậy nhất để...
 
5 lời khuyên về cách viết CV xin việc từ nhà tuyển dụng
Giá trị và ý nghĩa tồn tại của CV là để giúp bạn có được những lịch hẹn phỏng vấn,...
 
Cãi nhau trước mặt con trẻ: Điều tối kỵ cha mẹ chớ làm
Để con cái phát triển toàn diện, người làm bố mẹ cần có những lưu ý nhất định. Trong đó,...
 
Dạy kỹ năng sống: Khi cha mẹ thì ‘cuồng’, các con đâm… cuống
Nhiều người đặt ra được câu hỏi “tại sao trẻ con Tây học ít hơn con nhà ta, mà đến...
Top
Điện thoại:

Tin Mới Daily - tinmoidaily.com. All Right Reserved

Luôn cập nhật tin mới hay nhất, nóng hổi nhất

Tinmoidaily.com giữ bản quyền trên website này

 Email : [email protected]

0.63336 sec| 1841.375 kb